Các dân tộc thiểu số ở Đăklăk

Y phục truyền thống của đồng bào phổ biến là các loại áo choàng, quần hoặc váy, áo chui đầu, khố được dệt bằng các hoa văn kim tuyến với các màu sắc cơ bản như đỏ, đen, xanh thẫm, trắng, tím. Các hoa văn trang trí tương tự các hình vẽ động vật, hoa lá cách điệu.

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐĂK LĂK


Đắk Lắk ngày nay là địa bàn giao lưu văn hoá của nhiều dân tộc anh em và nhiều nhóm địa phương. Tỉnh Đắk Lắk có 44 nhóm đồng bào dân tộc, chiếm khoảng 32% trong tổng số dân toàn tỉnh là 1,734 triệu người. Trong đó Êđê, M’nông và J’rai là các tộc người tại chỗ hay tộc người địa phương chính, còn các tộc người khác di cư đến trong 30 năm qua, như Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái và Mông. Phần lớn các tộc người còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá Cao Nguyên Việt Nam, hay còn gọi là Tây Nguyên. Tuy các tộc người không cư trú thành những vùng riêng, song các dòng họ thường sống tập trung tại những địa bàn nhất định.

Do khí hậu Tây Nguyên phân thành 2 mùa rõ rệt, đồng bào Êđê chỉ canh tác, cấy trồng một vụ trong năm vào mùa mưa và luân canh. Những năm gần đây, đồng bào đã dần biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến tăng năng suất và đa dạng hoá sản xuất, ví dụ lúa, bắp, đậu, rau và sản phẩm khác. Việc trồng cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su dần dần đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình người Êđê. Bên cạnh trồng trọt, người Êđê còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng và gia súc khác. Gia đình giàu có hàng trăm đầu trâu, bò. Trâu bò vừa là biểu hiện khối tài sản của một gia đình, vừa là vật định giá trong các cuộc trao đổi những chiếc chiêng, ché quý. Trâu bò, dê, heo còn được dùng làm vật hiến sinh, phục vụ những nghi lễ trong năm của gia đình và cộng đồng.

Cho đến nay, người Ede vẫn theo chế độ mẫu hệ. Cơ sở xã hội truyền thống là buôn. Buôn của người Ede là nơi quần tụ của vài chục, có đến khi vài trăm nóc nhà dài làm theo kiểu nhà sàn với kích thước và quy mô khác nhau phụ thuộc vào số lựơng các thành viên trong đại gia đình mẫu hệ. Mỗi buôn có phạm vi rừng và phạm vị cư trú riêng. Ranh giới của phạm vi này là các ranh giới tự nhiên như một dòng suối, một gốc cây hay một mỏm đá. Trong phạm vi đất rừng và đất cư trú của buôn mình, mọi người dân trong buôn đều có quyền tự do khai thác, săn bắt, hái lượm, chọn đất làm rẫy nhưng vi phạm sang khu vực như rừng thiêng khác là điều cấm kỵ.

Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải tuân theo những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người đứng đầu là khoa kpin ea còn được gọi là mtao (già làng), điều hành luật tục trong buôn có pô phạt kđy (người xử kiện) để luận tội những kẻ vi phạm luật tục, hòa giải các mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng buôn, ngoài ra cũng có những pô riu Yang (người khấn thần) để thay mặt dân làng thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng và các pa ghê (thầy bói, thầy cúng) để chữa bệnh bằng các hình thức bói toán.

Những đại gia đình cùng chung sống trong một ngôi nhà dài, đứng đầu mỗi gia đình là một người đàn bà cao tuổi và có uy tín (khoa sang), có trách nhiệm trông nom toàn bộ tài sản chung của đại gia đình, quyết định việc sản xuất và đời sống gia đình, đại diện cho gia đình trong các mối quan hệ với buôn làng. Con cái mang họ mẹ. Của cải được thừa kế theo dòng họ nữ.

Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần thể hiện trong các nghi lễ về mọi mặt của cuộc sống. Có những nghi lễ theo vòng đời từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, dựng vợ, gả chồng đến khi già, chết; có những nghi lễ thuộc vòng sinh trưởng của cây trồng từ khi chọn đất làm rẫy cho đến khi thu hoạch; và những nghi lễ của chung cộng đồng như lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, ngoài ra còn có lễ trước Kpan khi dựng xong nhà mới. Đối với quan niệm về cái chết, người Êđê dựng các ngôi nhà mồ đặc sắc có tượng xung quanh để canh gác giai đoạn khi chuyển tiếp từ sống sang chết và sang cuộc sống thế giới bên kia.

Tộc người thiểu số với dân số nhiều thứ hai ở tỉnh Đắk Lắk là người M’nông với dân số khoảng 38.298 người. Người M’nông thuộc ngữ hệ Môn- Khơme, nhóm Bahnar Nam, phân bố tập trung nhiều ở các huyện Lak, Krông Bông, Krông Nô, Buôn Đôn. Người M’nông sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon. Mỗi bon có vài chục nóc nhà dài. Rừng và đất bao quanh theo truyền thống phục vụ cho trồng trọt, săn bắt, khai thác gỗ, có ranh giới tự nhiên như suối, ao hồ ..v..v..Trong mỗi bon, còn có những đơn vị cư trú nhỏ hơn, ví dụ aluh (xóm). Cũng như người Êđê, người M’nông theo chế độ mẫu hệ, những gia đình lớn sống chung trong một ngôi nhà, đứng đầu là một người phụ nữ. Nếu người Êđê sống trong những ngôi nhà sàn thì người M’nông lại sống ở những ngôi nhà trệt.
Trước đây người M’nông chủ yếu dựa vào luân canh ở vùng cao, nhưng trong những thập kỷ gần đây họ đã dần dần định canh trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất lương thực như lúa, bắp hoặc đậu và còn trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê và hồ tiêu. Ngày nay chăn nuôi trâu, bò, gia súc, heo, gà đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhặt lâm sản vẫn còn là nguồn lương thực truyền thống quan trọng.

Người M’nông nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Trước đây, voi được dùng để kéo gỗ, vận chuyển và săn bắt cũng như để lấy ngà. Ngày nay, voi còn là con vật thu hút khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk . Huyện Buôn Đôn đã trở thành trung tâm chính săn bắt và thuần dưỡng voi.

Trong đời sống tinh thần của người M’nông có rất nhiều nghi lễ và lễ hội liên quan chặt chẽ đến vòng đời cũng như tập quán canh tác của họ. Có nghi lễ lơ yang koih diễn ra trước khi trồng cây hay lễ tắm lúa khi cho lúa vào kho. Thêm vào đó, còn có các nghi lễ chung, ví dụ nghi lễ lập bon mới hoặc bắt đầu mùa săn.

Y phục truyền thống của đồng bào phổ biến là các loại áo choàng, quần hoặc váy, áo chui đầu, khố được dệt bằng các hoa văn kim tuyến với các màu sắc cơ bản như đỏ, đen, xanh thẫm, trắng, tím. Các hoa văn trang trí tương tự các hình vẽ động vật, hoa lá cách điệu.

Người Jrai cư trú tập trung ở hai huyện Ea Sup và Ea hleo, và vùng Ayaunpa, vùng lân cận tỉnh Gia Lai. Ở Đắk Lắk, có khoảng 13.589 người J’rai. Cũng như dân tộc Êđê, J’rai là một trong những tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo- Pholynesien, hệ Nam Đảo. Xã hội J’rai theo chế độ mẫu hệ, đứng đầu gia đình là một phụ nữ. Giúp việc cho bà có hội đồng dăm dei gồm những ngựơi đàn ông là anh em cùng huyết thống phía mẹ với bà chủ nhà.

Xưa kia, làng (plei hoặc plơi) được hình thành bởi một gia đình duy nhất. Tuy nhiên, ngày nay, một số gia đình có thể sống chung trong một ngôi làng do một hội đồng những người phụ nữ đứng đầu gia đình (phun sang) quản lý.

 

Nguồn: https://ededaklak.wordpress.com