Thi Trắc Nghiệm Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo 3


Thi Trắc Nghiệm Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo 3

Phần Thứ Ba
 GIỮ GIỚI RĂN CHÚA
(các số 1691-2557)

 
Xin đọc kỹ những câu hỏi trắc nghiệm sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong những mẫu tự (a, b, c, d, e) đúng nhất hay một trong hai mẫu tự (Đ thay cho Đúng hay S thay cho Sai). Trong vòng 20 phút.

 
1. Tự do là một khả năng (số 1731):
a. bắt nguồn từ trí khôn và lòng muốn
b. để tác hành hay không tác hành, để làm điều này hay điều kia,
c. nhờ đó tự ý thực hiện những việc làm theo trách nhiệm của mình
d. cả a, b, c đúng
e. chỉ b đúng
 
2. Tính cách luân lý về các việc làm của con người tùy ở (số 1750).
a. đối tượng được chọn lựa;
b. mục đích nhắm tới hay ý hướng hành động;
c. hoàn cảnh tác hành
d. chỉ b và c đúng
e. cả a, b và c đúng
 
3. Đam mê nhục dục tự chúng không tốt cũng chẳng xấu (xem số 1767). Những đam mê tốt về phương diện luân lý ở việc chúng góp phần vào việc lành, ngược lại thì chúng là xấu (xem số 1768): Đ / S
 
4. Lương tâm bao gồm những việc sau đây (số 1780):
a. nhận thức về các nguyên tắc luân lý
b. áp dụng các nguyên tắc này vào các trường hợp xẩy ra bằng cách thực tế phân tách những lý do và thiện ích
c. phán đoán về các tác động cụ thể chưa thực hiện hay đã thi hành
d. quyết định làm theo tự do chọn lựa, nếu sai thì cảm thấy áy náy và hối hận
e. tất cả a, b, c đúng trừ d
 
5. Đức hạnh là (số 1804):
a. những thái độ quen thuộc,
b. những quán tính vững chắc,
c. những thói quen trọn hảo của lý trí và lòng muốn trong việc điều khiến hành vi cử chỉ của chúng ta, trong việc tiết độ những đam mê của chúng ta, cũng như trong việc hướng dẫn tác hành của chúng ta theo lý trí và đức tin,
d. những tính hay nết tốt ngược lại với các tính mê nết xấu.
e. chỉ a, b, c đúng, d sai
 
6. Bốn đức hạnh đóng vai trò chủ chốt và vì thế được gọi là bốn nhân đức luân lý; tất cả những đức khác đều xoay quanh bốn đức này. Đó là đức: khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ (số 1805): Đ / S.
 
7. Tội lỗi được định nghĩa như là những gì liên quan đến lời nói, việc làm hay ước muốn nghịch lại với lề luật đời đời (số 1849): Đ / S.
 
8. Để thành một tội trọng phải hội đủ ba điều kiện (số 1857):
a. đối tượng hệ trọng
b. hoàn toàn ý thức
c. chủ ý muốn làm
d. tất cả đều đúng
 
9. Người phạm tội nhẹ là trường hợp (số 1862):
a. không tuân giữ qui chuẩn theo lề luật luân lý trong một điều ít hệ trọng nào đó
b. bất tuân phục lề luật luân lý trong một điều hệ trọng
c. không hiểu biết cho trọn hay không hoàn toàn thuận theo
d. chỉ a và c đúng
 
10. Con người là và phải là nguyên lý, chủ thể và cùng đích của tất cả mọi cơ cấu xã hội (số 1881): Đ / S.
 
11. Xã hội cần thiết cho việc hoàn trọn ơn gọi của con người. Để đạt được mục đích này (số 1886):
a. cần phải tôn trọng cấp trật chính đáng của các giá trị, những giá trị đặt những chiều kích về thể lý và bản năng ở bên dưới những chiều kích về nội tại và tâm linh
b. cần phải thích nghi với mọi hoàn cảnh
c. cần phải phát triển khả năng phục vụ nơi mỗi người
d. cả a, b, c đều đúng
e. chỉ b và c đúng
 
12. Nếu các nhà lãnh đạo ban hành những khoản luật bất chính hay có những chế tài phản lại với chỉ thị luân lý thì theo lương tâm những ấn định đó vẫn đòi buộc phải tuân hành, vì họ có quyền, song không được bắt chước các việc làm xấu của thành phần này (số 1903): Đ / S
 
13. Công ích bao giờ cũng hướng đến việc tiến bộ của con người: Cấp trật của sự vật phải tùy thuộc vào cấp trật của con người, chứ không được đảo ngược cấp trật trọng yếu này (số 1912): Đ / S
 
14. Lề luật được sắp xếp theo bậc thang giá trị như sau:
a. thứ nhất là luật Luân Lý Tự Nhiên
b. thứ hai là luật Mạc Khải Thần Linh, Cựu Ước rồi tới Tân Ước
c. thứ ba là luật Thần Linh Tác Động, gió muốn thổi đâu thì thổi
d. tất cả đều đúng
e. chỉ a và b đúng
 
15. Nói đến ân sủng, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thứ tự nói đến những ơn sau đây:
a. Ơn được tạo dựng
b. Ơn công chính hóa con người
c. Những ân sủng cần thiết để con người sống công chính, như Thánh Sủng, hiện sủng v.v.
d. Ơn công đức do con người công chính lập được trong việc nên thánh
e. Chỉ b, c và d đúng
 
16. Đời sống luân lý của Kitô hữu đặc biệt trực tiếp liên quan đến Huấn Quyền, đến sinh hoạt Phụng Vụ cũng như đến việc chứng nhân truyền giáo: Đ / S
 
17. Điều răn thứ nhất cũng liên quan đến các tội nghịch với đức tin yêu là thất vọng và tự phụ. Vì thất vọng, con người không hy vọng được Thiên Chúa cứu độ nữa, được trợ giúp để chiếm lấy ơn cứu độ hay được thứ tha tội lỗi của mình. Thất vọng nghịch lại với lòng nhân lành của Thiên Chúa, nghịch lại với đức công chính của Ngài – vì Chúa trung tín với những gì Ngài hứa – cũng như nghịch lại với tình thương của Ngài (số 2091): Đ / S
 
18. Điều răn thứ hai cấm không được phép sử dụng một cách không thích đáng danh xưng của (số 2146):
a. Thiên Chúa
b. Chúa Giêsu Kitô
c. Trinh Nữ Maria
d. Tất cả các thánh
e. Cả a, b, c, d đúng
 
19. Cử Hành Thánh Thể Chúa Nhật là nền tảng vững chắc cho tất cả mọi việc Kitô hữu sống đạo. Vì lý do này (số 2181):
a. tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ vào các ngày buộc giữ
b. không buộc giữ khi có lý do quan trọng (như yếu bệnh, coi con nhỏ) hay được vị mục tử của mình chuẩn chước
c. cố tình không giữ điều buộc này là phạm tội trọng
d. cả a, b, c đúng
e. chỉ a và c đúng
 
20. Phạm vi của điều răn thứ bốn bao gồm như sau (số 2199):
a. thành phần con cái trong mối liên hệ giữa họ với cha mẹ
b. ràng buộc về huyết tộc giữa các phần tử họ hàng trong gia đình
c. học sinh đối với thầy cô, nhân viên đối với chủ nhân, thuộc hạ đối với thủ lãnh, công dân đối với tổ quốc cũng như đối với thành phần điều hành hay cai trị đất nước
d. tất cả những ai thi hành quyền bính đối với những người khác hay đối với một cộng đồng
e. cả a, b, c, d đều đúng
 
21. Bao lâu còn ở với cha mẹ như một người con, thì con cái phải vâng lời cha mẹ trong tất cả những gì các vị bảo mình làm vì lợi ích của mình cũng như của gia đình. Khi lớn khôn, con cái vẫn phải tiếp tục trọng kính cha mẹ mình. Con cái không buộc phải vâng lời cha mẹ nữa khi không còn chung sống với các ngài, nhưng họ vẫn luôn phải trọng kính các ngài (số 2217): Đ / S
 
22. Khi con cái thành nhân, chúng được quyền và có bổn phận chọn lựa nghề nghiệp và bậc sống lấy cho chúng... Cha mẹ phải ý tứ không được làm áp lực con cái mình cả trong việc chúng chọn nghề nghiệp hay trong việc chúng chọn người phối ngẫu, dù có thấy trước được những gì nguy hiểm chắc chắn sẽ xẩy ra cho tương lai của chúng. Bởi thế, việc giới hạn này không có nghĩa là các vị không được quyền ban cho chúng những lời khuyên khôn ngoan, nhất là khi chúng có dự tính lập gia đình (số 2230): Đ / S
 
23. Việc v trang chống lại cuộc đàn áp của chính quyền là việc không hợp lý, trừ khi hội đủ tất cả những điều kiện sau đây (số 2243):
a. vi phạm đến các quyền lợi căn bản của con người một cách chắc chắn, trầm trọng và lâu dài
b. đã vận dụng tất cả mọi phương tiện có thể để chữa trị
c. việc kháng cự như vậy sẽ không gây nên những đổ vỡ tệ hại hơn, chắc chắn hy vọng nắm được thành công, và không thể nào tìm thấy được một giải pháp hợp lý nào tốt hơn
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng
 
24. Trực tiếp phá thai, tức là, thực hiện việc phá thai như là một phương tiện hay như là một mục đích, đều trọng phạm đến lề luật luân lý, trừ khi có lý do chính đáng và cảm thấy bằng an vô sự không bị lương tâm cắn rứt (số 2271). Chính thức cộng tác vào việc phá thai là một trọng phạm. Giáo Hội phạt vạ tuyệt thông cho thứ tội ác phạm đến sự sống con người này (số 2272): Đ / S
 
25. Một việc làm hay bỏ không làm, tự bản chất của việc này hay do chủ ý của tác nhân, gây ra chết chóc để loại trừ đau khổ là một việc làm sát nhân, vi phạm một cách trầm trọng đến phẩm giá con người cũng như đến lòng tôn kính Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Dựng nên nạn nhân (số 2277): Đ / S.
 
26. Dâm dục là ước muốn lăng loàn muốn hưởng lạc thú xác thịt hay việc thụ hưởng lạc thú xác thịt cách bất chính. Theo luân lý, hưởng lạc thú xác thịt bất chính đó là việc chỉ hoàn toàn tìm thỏa mãn xác thịt với mục đích truyền sinh và phối hợp (số 2351): Đ / S
 
27. Thủ dâm được hiểu là việc tự mình làm kích thích các bộ phận sinh dục của nhau để tìm thỏa mãn xác thịt… Vì bất cứ lý do gì, tự mình sử dụng bộ phận sinh dục ngoài phạm vi hôn nhân đều thực sự là làm ngược lại với mục đích của bộ phận ấy (số 2352): Đ / S
 
28. Tà dâm là liên hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ đã lập gia đình. Nó là một việc trọng phạm đến phẩm giá của hai con người cũng như đến tính dục của con người là những gì tự bản chất dành cho thiện ích của đời sống vợ chồng cũng như của việc truyền sinh và giáo dục con cái. Hơn nữa, nó còn là một gương mù cả thể khi làm hư giới trẻ (số 2353): Đ / S
 
29. Ngoại tình liên quan đến vấn đề bất trung trong đời sống hôn nhân. Khi hai người có liên hệ xác thịt với nhau, ít là một trong hai đã lập gia đình với một người khác, thì cả hai người này đã phạm tội ngoại tình, dù chỉ trong chốc lát (số 2380): Đ / S.
 
30. Tinh tuyền đòi phải đoan trang nết na, một yếu tố làm nên đức tiết độ. Đoan trang nết na (số 2521):
a. bảo vệ những gì kín mật nơi con người
b. không chịu phơi bày ra những gì cần phải được giữ kín
c. giúp con người biết cách nhìn người khác và đối xử người khác hợp với phái tính con người và tình đoàn kết của mình
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng
 
31. Những lời nói trái với sự thật một khi được công khai phát biểu đều có tính cách trầm trọng đặc biệt. Nơi tòa án thì nó là việc làm chứng dối. Nếu việc làm chứng dối mà còn thề thì lời thề này là một lời thề gian (số 2476): Đ / S
 
32. Thề gian là góp phần vào việc làm sai lệch việc hành sử công lý và công bình nơi các phán án để (số 2476):
a. kết án người vô tội
b. gỡ án người có tội
c. tăng án người bị cáo
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng
 
33. Nói dối là ở chỗ nói sai với chủ ý để đánh lừa (số 2482). Tính chất nặng nề của việc nói dối được căn cứ vào (số 2484):
a. bản chất của sự thật bị nó làm méo mó
b. hoàn cảnh nói dối
c. chủ ý của kẻ nói dối
d. tai hại gây ra cho nạn nhân
e. tất cả đều đúng
 
34. Nói dối tự nó chỉ là một tội nhẹ, song sẽ trở thành tội trọng khi nó gây tổn thương trầm trọng cho nhân đức công bằng và bác ái (số 2484): Đ / S
 
35. Mọi hành vi phạm đến công bằng và sự thật đều phải có nhiệm vụ đền bù, cho dù tác nhân có được thứ tha đi nữa. Khi không thể công khai đền bù về việc làm sai quấy thì phải làm trong âm thầm. Nếu người chịu thiệt hại không thể được đền bù một cách trực tiếp, họ phải được đền bù về tinh thần theo đức bác ái. Nhiệm vụ đền bù cũng liên quan cả đến những việc vi phạm đến thanh danh uy tín của người khác nữa. Việc đền bù này, về tinh thần hay đôi khi về vật chất, phải được đánh giá căn cứ vào những gì mình làm lại cho những gì nạn nhân bị thiệt. Lương tâm đòi buộc phải đền bù (số 2487): Đ / S
 
36. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, tức là cấm chiếm đoạt tài sản của người khác trái với ý muốn chính đáng của chủ nhân (số 2408): Đ / S.
 
37. Sẽ không có vấn đề trộm cắp nếu (số 2408):
a. dự đoán được chủ của sẽ bằng lòng cho
b. việc họ từ chối là điều nghịch lý, không hợp với mục đích chung của các sản vật
c. gặp trường hợp hết sức khẩn thiết khi chỉ còn một cách duy nhất để thỏa đáng những nhu cầu cấp thời chính yếu (như đồ ăn, nơi ở, quần áo v.v.)
d. chỉ a và c đúng
e. cả a, b và c đúng
 
38. Bất cứ hình thức nào tìm cách chiếm lấy và cầm giữ tài sản của người khác một cách bất chính, cho dù không trái với các khoản luật dân sự, cũng đều phạm đến điều răn thứ bảy, như việc (số 2409):
a. cố ý giữ không trả những sản vật vay mượn hay những đồ vật vớ được
b. buôn bán gian lận
c. trả lương bất xứng với công làm
d. lợi dụng người ta không biết hay đang gặp khó khăn bắt họ phải mua với giá cao
e. tất cả đầu đúng
 
39. Những điều sau đây cũng không hợp với luân lý (số 2409):
a. đầu cơ tích trữ để tăng giá cả sản vật với mục đích trục lợi làm cho người khác bị thiệt
b. hối lộ để chi phối những người có trách nhiệm phải quyết định theo luật pháp
c. chiếm hữu và sử dụng các sản vật dùng chung của công sở để xài riêng và làm việc cẩu thả
d. lậu thuế, giả mạo các chi phiếu và hóa đơn, tiêu xài quá lố và hoang phí
e. tất cả đều đúng
 
40. Các trò chơi đỏ đen may rủi (như chơi bài bạc chẳng hạn v.v.), hay đánh cá đánh cuộc, tự chúng, không phải là những gì ngược lại với sự công bằng. Chúng chỉ không hợp với luân lý khi làm cho người ta bị thiếu hụt những gì cần thiết cho nhu cầu của mình cũng như của những người khác. Đam mê cờ bạc làm cho con người trở thành nô lệ. Gian lận trong việc đánh cá đánh cuộc hay cờ bạc là một lỗi nhẹ, vì sự thiệt hại gây ra được kẻ chịu thiệt cho là không đáng kể (số 2413): Đ / S
 
41. Điều răn thứ mười cấm không được thèm muốn và ước ao đủ thứ sản vật trần gian một cách vô độ. Điều răn thứ mười này cấm không được có lòng tham lam phát xuất từ đam mê ham muốn được giầu sang và quyền quí bởi đó mà ra. Điều răn này cũng cấm không được ước ao làm điều bất công, ở chỗ làm thiệt hại tha nhân liên quan đến sự sống của họ (số 2536): Đ / S
 
42. Ghen tị là một mối tội đầu. Nó là (số 2539):
a. nỗi buồn phiền vì thấy nhau có của cải sản vật
b. lòng ước ao vô độ trong việc muốn chiếm hữu những của cải ấy cho mình, dù chiếm hữu một cách bất chính đi nữa
c. một tội nhẹ khi nó muốn gây thiệt hại nặng nề cho ân
d. cả a, b và c đúng
e. chỉ a và b đúng