Mở Rộng Hiểu Biết


Mở Rộng Hiểu Biết 
1. Khi tạo dựng con người Chúa nói: "Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh ta. Vậy giống ở chỗ nào?
Con người giống Thiên Chúa ở linh hồn. Thiên Chúa thiêng liêng, linh hồn con người cũng thiêng liêng.

2. Ai phạm tội giết người đầu tiên? Nguyên nhân?
- Kẻ giết người đầu tiên là CAIN;
- Nguyên nhân: CAIN làm nghề trồng trọt. Chúa cho được mùa. CAIN lấy hoa màu dâng lên Chúa để cám ơn. Còn ABEN làm nghề chăn chiên, ông cũng giết chiên béo làm lễ tế dâng Chúa. Của lễ ABEN đẹp lòng Chúa, được Chúa chấp nhận. Từ đó CAIN nổi ghen và rủ em ra đồng chơi, rồi giết em.

3. Phạm những điều răn nào thì lỗi đức công bằng?
- Phạm điều răn thứ 7 và thứ 10: lỗi đức công bằng về của cải; Phạm điều răn thứ 8: lỗi đức công bằng về danh thơm tiếng tốt.

4. Bạn hãy lấy hai sự việc trong Phúc Âm làm chứng Đức Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật?
- Đức Giê-su là Chúa thật: Người đã làm nhiều phép lạ, hoá bánh ra nhiều, cho kẻ chết sống lại. Sinh và chết có nhiều nét thần tính.
*Sinh: các thiên thần ca hát, thiên thần báo cho các người chăn chiên đến thờ lạy...
*Chết: mặt trời mất sáng, màn trong nhà thờ xé ra làm đôi; Đức Giê-su là người thật: có sinh có tử, có Cha mẹ, quê hương - cũng ăn uống, mệt nhọc, đói khát,...như mọi người.


5. Trong Phúc Âm nói: Đức Giê-su là con vua Đa-vít. Sa Đa-vít gọi Người là Chúa của mình?
- Đức Giê-su có 2 bản tính;
*Về nhân tính Đức Giê-su là con vua Đa-vít.
*Về thần tính, thì Đức Giê-su là Chúa của Đa-vít. Nên Đa-vít gọi người là Chúa của mình.

6. Cám dỗ đã phải là tội chưa? Làm chứng.
Cám dỗ chưa phải là tội. Vì Chúa Giê-su cũng bị cám dỗ.

7. Ai được cử hành các bí tích?
Ở đây chúng ta cần phải phân tích:
- Bí tích Rửa tội: bình thường - Giám mục, linh mục và phó tế. Còn cần kíp: ai cũng được cả miễn là thực hiện đúng theo cách và ý của Hội Thánh.;
- Thêm sức: Giám mục, các linh mục được luật chỉ định, các linh mục được uỷ nhiệm.;
- Hoà giải: Giám mục và linh mục;
Thánh thể; Giám mục và linh mục;
- Xức dầu bệnh nhân: Giám mục và linh mục.; T
ruyền chức thánh: Giám mục.;
- Hôn phối: Đôi vợ chồng (Linh mục hay phó tế chỉ là để chứng kiến lời hôn ước của đôi bạn thôi).

8. Phép rửa của thánh Gio-an và phép rửa tội của Chúa Ki-tô có khác nhau không? Làm chứng.
- Phép rửa của Gio-an: tạm thời để thúc đẩy người ta sám hối;
- Phép rửa tội của Chúa Ki-tô: vĩnh viễn, tha tội trực tiếp.

9. Hôn nhân tự nhiên và hôn nhân bí tích có từ khi nào? Và do ai?
- Hôn nhân tự nhiên: có từ khởi thuỷ nhân loại, khi Thiên Chúa dựng nên Ađam và Eva. Do Thiên Chúa;
- Hôn nhân bí tích: có từ khi ở tiệc cưới Cân. Do Chúa Ki-tô.

10. Tội phạm thánh có mấy cách; Cho ví dụ?
Tội phạm thánh có 3 cách:
*Nơi thánh: - Đánh chảy máu trong nhà thờ;
*Người thánh: phạm với người có chức thánh hay đã khốn trọng thể trong dòng.;
*Của thánh: ăn trộm(cắp) của nhà thờ.

11. Chúa Ki-tô quan tâm đến đời sống gia đình như thế nào? Lấy 2 việc làm của Chúa chứng minh?
- Chúa quan tâm đến đời sống gia đình: Chính Chúa đã sống 30 năm trong gia đình; Bắt đầu cuộc đời công khai: Chúa đi dự tiệc cưới tại Cana, làm phép lạ cho nước hoá thành rượu ngon.

12. Cựu ước và Tân ước khác nhau thế nào?
- Cựu ước: Giao ước cũ, ký kết với một dân là dân Do thái, nhờ ông Mô-sê, không vững bền mãi mãi(cho đến Tân ước);
- Tân ước: giao ước mới thiết lập chung cho mọi người, mọi nơi và mọi thời đại - nhờ Chúa Ki-tô Con một của Ngài, vững bền mãi mãi.

13. Vì sao Chúa Ki-tô sinh ra ở Bêlem mà lại sống ở Nadarét?
Vì hai lẽ:
- Vì nghe nói Akêlaô, con Hêrôđê cai trị Giuđêa, nên không dám về đó(Bêlem).;
- Để ứng nghiệm lời ngôn sứ: Người sẽ được gọi là người Nadarét.

14. Chúa Ki-tô đã về trời, sao Ngài lại nói: Ngài ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Vậy ở như thế nào?
- Đức tin cho chúng ta thấy, đúng thật như lời Ngài đã nói. Ngài ở lại cách cụ thể trong bí tích Thánh Thể, trong giáo lý và trong tinh thần.

15. Ăn năn thì được tha, không ăn năn thì phải phạt. Bạn hãy lấy hai việc trong Kinh Thánh làm chứng?
- Thành Sôđôma, không ăn năn phải phạt. Thành Ninivê, ăn năn được tha.
- Phê-rô, được tha vì ăn năn hối lỗi của mình. Còn Giu-đa, ngã lòng không ăn năn.

16. Dấu tội và quên tội có khác nhau không?
Dấu tội khác quên tội. Dấu tội: cố tình. Còn quên tôi: không cố tình. Dấu: không khỏi tội nào, làm hư phép giải tội. Quên: Được khỏi với các tội khác, sau này có nhớ thì xưng, không thì thôi.

17. Thề và khấn khác nhau chỗ nào? Có phảo giữ lời đã thề và khấn không?
Thề và khấn khác nhau:
- Thề là lấy tên Chúa làm chững điều mình thề là có thật.
- Còn khấn là hứa với Chúa hoặc Đức Mẹ mình sẽ giữ hoặc làm điều gì.
*Phải giữ điều đã thề và đã hứa, bỏ thì có tội. Nhưng thề điều xấu thì không buộc giữ. Khấn điều bất thể, thì có thể xin Cha giải tội đổi việc khác khả thi.

18. Để tỏ tình yêu với người mình yêu, Đức Giê-su dã nói dấu nào là nhất?
Dấu tỏ tình yêu lớn nhất mà Chúa Ki-tô đã nói là: chết cho người mình yêu.

19. Trong ngày lễ hiện xuống đầu tiên, có những hiện tượng gì xảy ra?
Có 3 hiện tượng xảy ra là: tiếng gió mạnh ùa vào nhà, hình lưỡi lửa đậu trên các tông đồ và nói tiếng lạ. (Cv 2, 1-4)

20. Trong 30 năm sống ở nhà Na-da-rét, chỉ có một sự kiện được nó tới trong Phúc Âm. Sự kiện gì vậy?
Sự kiện đó là: Đức Giê-su lên 12 tuổi cha mẹ đem Ngài đi lễ Giêrusalem. Lúc về, Ngài ở lại. Được một ngày đàng không thấy con, ông bà trở lại tìm kiếm, gặp Ngài đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ trong đền thờ đối thoại với họ. (Lc 2, 41-50)

21. Thánh Phê-rô có vợ không? Làm chứng
Có. Vì Phúc âm nói: Chúa Ki-tô và các tông dồ vào nhà ông Phê-rô, bà gia ông đang sốt nặng, Chúa chữa lành, bà dậy phục vụ Chúa và các tông đồ. (Mt 8, 14-15)
Khi Chúa Ki-tô tắt thở trên thánh giá, những hiện tượng gì xảy ra?
Những hiện tượng sau xảy ra:
- Tối tăm bao trùm cả mặt đất.
- Màn trong đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới.
- Đất rung đá vỡ.
- Mồ mả bật tung.
- Xác nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. (Mt 27, 45-52)

22. Những ai được cử hành bí tích rửa tội?
Bình thường thì Giám mục, linh mục hoặc phó tế ban bí tích rửa tội, nhưng khi khẩn cấp thì mọi người đều và có bổn phận cử hành bí tích ấy, miễn là làm theo cách thức và ý muốn của hội thánh.

23. Phép lạ nào, nói lên quyền phép của Đức Maria?
Phép lạ nước lã hoá thành rượu ngon do Đức Mẹ xin, nên Chúa làm trước giờ định.

24. Đức Giê-su lên trời rồi, Ngài tiếp tục công cuộc cứu chuộc bằng cách nào?
Đức Giê-su tiếp tục công cuộc cứu chuộc bằng việc thiết lập Hội Thánh. Hội Thánh thánh hoá chúng ta bằng các bí tích.

25. Khi Đức Giê-su sinh ra ở trần gian, ai là người biết trước hết? Còn khi sống lại, ai là người gặp Chúa đầu tiên?
Khi ra đời: các mục đồng; Khi sống lại: các phụ nữ như Maria Mađalêna.

26. Muốn được đức công bằng, ta phải làm gì?
Ta cần biết tôn trọng các quyền lời của người khác như sự sống, danh dự, của cải. Ta cũng phải suy nghĩ đúng sự thật, nói thật và giữ đúng lời hứa.

27. Vì sao Đức Maria được gọi là Mẹ Đức Tin?
Vì Đức Maria đã tin lời Chúa cả đến những lời mâu thuẫn như: việc thụ thai sinh con mà vẫn đồng trinh sạch sẽ.

28. Bạn hãy kể ra những nhân đức đối thần? Và vì sai lại gọi là đối thần?
Những nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến. Gọi là đối thần, vì có đối tượng là Thiên Chúa.

29. Hội Thánh Công giáo đón nhận việc cúng lễ gia tiên như thế nào?
Hội Thánh nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp, để bày tỏ lòng tưởng nhớ cônng ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc, tuy nhiên phải loại trừ, những chi tiết mang ý nghĩa trái với đức tin công giáo.

30. Trong con người có mấy sự sống? Để tôn trọng các sự sống ấy ta phải làm gì?
- Trong con người có 3 sự sống: siêu nhiên, tinh thần và thể xác;
+Để tông trọng sự sống thể xác phải: tránh những gì nguy hại cho sự sống đó như giết người, tự tử, say sưa, gây thương tích cho mình hay kẻ khác. Về mặt tích cực: giữ gìn sức khoẻ, giữ vệ sinh chung và bảo vệ mạng sống.;
+Để tôn trọng sự sống tinh thần phải: tôn trọng tự do và danh dự, phát triển trí tuệ và các khả năng Thiên Chúa ban nơi mình và kẻ khác.
+Để tôn trọng sự sống siêu nhiên phải: loại trừ tội lỗi, gương xấu, chăm lo cầu nguyện và sống yêu thương.

31. Phải hội đủ những điều kiện nào mới gọi là tội trọng? Tội trọng gây những hậu quả nào?
- Phải hội đủ 3 điều: lỗi luật nặng; biết rõ đó là điều nặng; cố tình.
- Tội trọng làm cho ta mất sự sống siêu nhiên, mất hết mọi công nghiệp đã lập khi còn sạch tội, mất sức lập công và chết sa hoả ngục.

32. Buộc xưng những tội nào? Và buộc phải xưng như thế nào?
- Buộc xưng các tội trọng.
- Phải xưng một tội phạm mấy lần, cùng những gì làm cho tội ra nặng hơn hay ra giống tội khác.

33. Mỗi khi chúng ta lãnh bí tích hoà giải nên, thì được những ơn ích nào?
Được hai ích trọng này:
- Một là được sạch các tội ta đã phạm,
- Hai là được sức mạnh để chống lại các chước cám dỗ.

34. Có mấy nhân đức luân lí căn bản? Bạn hãy kể ra.
Có 4 nhân đức căn bản giúp ta sống trong xã hội, theo tinh thần của Chúa: Khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ.

35. Phải suy lẽ gì để giúp ta dễ ăn năn tội?
Phải suy Chúa tốt lành và thương ta vô cùng, được thể hiện qua cái chết của Chúa trên thập giá.

36. Chúa Ki-tô chịu thương khó như thế nào?
Chúa Ki-tô bị bắt, bị đánh đòn, đội mũ gai, vác thánh giá và chết đau khổ trên thánh giá.

37. Ba năm giảng đạo Chúa Ki-tô đã làm gì?
Ba năm giảng đạo, Chúa Ki-tô giảng dạy, làm gương nhân đức và làm nhiều phép lạ.

38. Bạn hãy kể một ít phép lạ Chúa Ki-tô đã làm?
Chúa Ki-tô làm phép lạ cho 6 chum nước lã trở thành 6 chum rượu ngon, trong tiệc cưới Cana. Chúa Ki-tô làm phép lạ cho 5 chiếc bánh và hai con cá nuôi 5 ngàn người ăn no, còn dư 12 thúng. Chúa Ki-tô làm phép lạ truyền cho sóng yên biển lăng; Chúa Ki-tô làm phép lạ cho ông La-da-rô chết 4 ngày sống lại,...

39. Gia đình Đức Giêsu bao gồm những ai?
Gồm những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành (Lc 8,21).

40. Trong 12 thánh Tông đồ, có mấy vị trùng tên nhau?
Có ba cặp trùng tên: Simon, Giacôbê và Giuđa.

45. Ba cuộc lễ lớn nhất của Do thái giáo là những lễ nào?
Lễ Lều, Lễ Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần.

46. Đối với người Do thái, một ngày mới bắt đầu từ lúc nào?
Đối với người Do thái, một ngày mới bắt đầu từ lúc mặt trời lặn.

47. Cây nào được nhắc đến nhiều nhất trong Kinh thánh?
Cây vả. 

48. Quả gì được nhắc nhiều nhất trong Kinh thánh?
Quả nho.

49. Tin Mừng nhất lãm gồm có mấy quyển, kể tên?
Tin Mừng nhất lãm gồm có 3 quyển, theo các thánh Mát-thêu, Mác-cô và Luca.

50. Thánh Vịnh nào dài nhất?
Thánh Vịnh 119 dài nhất.

51. Tin Mừng nào ngắn nhất?
Chỉ có một Tin Mừng nên không có Tin Mừng nào ngắn nhất hay dài nhất cả.

52. Ai là người duy nhất đã thấy Thiên Chúa Cha và mạc khải cho chúng ta?
Chúa Giêsu Kitô.

53. Các đạo sĩ đã theo ngôi sao tới Bêlem để thờ lạy Hài Nhi Giêsu và dâng cho Ngài những lễ vật gì? 
Vàng, nhũ hương và mộc dược.

54. Việc Con Thiên Chúa đã nhận lấy bản tính con người được gọi là mầu nhiệm gì?
Nhập Thể.

55. Chúa Thánh Thần đã tỏ mình khi Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới hình thức nào?
Chim bồ câu.

56. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng đã tung hô Người bằng những lời nào? 
“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.”

57. Môn đệ nào đã phản bội Chúa Giêsu? 
Giuđa Iscariot.

58. Biến cố nào Chúa Giêsu đã cho Phêrô, Gioan và Giacôbê nếm trước vinh quang thần linh của Ngài?
Biến cố Biến hình.

59. Nơi Chúa Giêsu chết trên thập giá thuộc thành phố nào?
Thành phố Giêrusalem.

60. Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết vào ngày nào?
Ngày thứ nhất trong tuần hay còn gọi là ngày Chúa Nhật.

61. Cử chỉ nào được Hội Thánh dùng để chúc phúc, chữa lành và thông ban Thánh Thần?
Cử chỉ đặt tay.

62. Ai là đấng kế vị các Tông đồ?
Các Giám Mục.

63. Bốn đặc tính của Giáo Hội Công giáo được đề cập trong Kinh Tin Kính là gì? 
Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền.

64. Đức Maria đã thụ thai Chúa Giêsu bởi quyền năng nào?
Bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.

65. Kinh nguyện nào được gọi là bản Tin Mừng rút ngắn?
Kinh Mân Côi.

66. Ai đã nói với Đức Mẹ câu “một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà”?
Tiên tri Simêon.

67. Giáo Hội công giáo Việt Nam có mấy Giáo tỉnh? Mấy Giáo phận?
Có 3 giáo tỉnh: Hà nội, Huế và Sài Gòn; có 27 Giáo phận.

68. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đắc cử Giáo Hoàng vào nào?
Ngày 13/03/2013.

69. Trong phụng vụ của Giáo Hội, có 3 ngày lễ sinh nhật được mừng là những lễ nào?
Lễ sinh nhật Chúa Giêsu ngày 25.12
Lễ sinh nhật Đức Mẹ ngày 8.9
Lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả ngày 24.6

70. Cốt lõi sâu thẳm và linh thiêng nhất của con người là gì?
Lương tâm.

71. Những thói quen tốt và bền vững được gọi là gì? 
Các nhân đức.

72. Theo thánh Phaolô, nhân đức lớn nhất trong tất cả các nhân đức là gì? 
Đức mến.

73. Nhân đức nào giúp chúng ta tôn trọng các quyền của người khác?
Nhân đức Công bình.

74. Để là một tội trọng phải có những điều kiện nào?
Phạm một lỗi nặng, hiểu biết đầy đủ và tự do đồng ý.

75. Đời sống Kitô hữu được nuôi dưỡng nhờ đâu?
Phụng vụ và Bí tích.

76. Trong toàn bộ tràng Kinh Mân Côi, có bao nhiêu mầu nhiệm được ghi nhớ?
 20 mầu nhiệm.

77. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng kinh gì?
Kinh Lạy Cha.