Biram Dah Abeid, anh hùng của Mauritania, châu Phi, can đảm đấu tranh giải thoát chế độ nô lệ


Ngọc Yến - Vatican

Vào ngày 14/02/2019, tại trụ sở của Liên đoàn Nhân quyền Italia, nơi tổ chức hội nghị "Nô lệ trong thế kỷ XXI" ông Biram Dah Abeid, người được xem là anh hùng của Mauritania, châu Phi đã kể lại cách ông phá vỡ xiềng xích im lặng của chế độ nô lệ châu Phi. Ông còn có một tên gọi khác đó là Mandela Nouakchott vì sự quyết tâm đấu tranh cho hòa bình. Trong hơn hai mươi năm, ông đã chiến đấu chống lại nhà tù và sự thù ghét tôn giáo trong đất nước ông. Năm 2013 Liên Hợp Quốc trao cho ông giải thưởng nhân quyền, thế giới đột nhiên nhận ra sự "trỗi dậy của phong trào bãi chế độ nô lệ Mauritania" của ông.

Và đây là những điều ông nói về chế độ nô lệ thời hiện đại

Thật không may, một ảo tưởng phương Tây vẫn tồn trong thế giới Ả Rập Hồi giáo. Phương Tây đã chia sẻ với châu Phi về cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ của những người da trắng nhưng chưa bao giờ đề cập đến chủ đề nô lệ trong các xã hội Ả Rập.

Ý tưởng phổ biến về chế độ nô lệ là trùng với nạn buôn người châu Phi ở Đại Tây Dương giữa thế kỷ XVI và XIX; nhưng ở một góc cạnh khác, nó còn là việc chuyển giao đàn ông, phụ nữ và trẻ em sang Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, Trung Đông. Sự di dời bắt nguồn từ các cuộc chiến chống lại phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ người Mỹ gốc Phi, các cuộc chiến tranh giành độc lập, khi nhân danh sự đoàn kết lục địa và việc trở lại giữa người Ả Rập và người châu Phi, người ta đã gạt bỏ cuộc xung đột tàn bạo này bằng cách che giấu nó. Như thế chế độ nô lệ ở các quốc gia Hồi giáo Ả Rập từ thế kỷ thứ XII vẫn tồn tại ở Sudan, ở Algeria, ở Chad, ở Morocco, ở Libya.

Ở Mauritania, hiện tượng này quy mô. 20% đồng hương của tôi là nô lệ và 35% là nô lệ được giải phóng, có nghĩa là hơn một nửa dân số. Tôi đang nói về những người làm việc không có giờ, không có tiền lương, không có quyền công dân, không có giấy tờ tùy thân hoặc giải pháp thay thế trừ khi họ bị chủ sa thải. Sau 70 năm thực dân, Pháp trao độc lập cho đất nước, những người quản lý chế độ nô lệ trước đây, nay nắm quyền. Vào năm 1982 và sau đó vào năm 2007, sau những cuộc bạo loạn gay gắt và lặp đi lặp lại, chế độ nô lệ đã chính thức bị cấm, nhưng vì không có luật nào trừng phạt nó, nên nó vẫn còn sống và mạnh mẽ.

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, từ đó xuất hiện chế độ nô lệ, có nhiều nguyên nhân và nguyên nhân kinh tế là ít quan trọng. Ví dụ, bộ luật danh dự Ả Rập coi công việc không tên như trong nhà bếp là hèn hạ, và gán cho nó là công việc của nô lệ. Trong nhiều thế kỷ, nô lệ đã sinh ra những nô lệ khác mà người chủ sẽ truyền lại như một gia tài. Sau đó, tôn giáo đã biện minh và thay đổi. Ở Mauritania, người ta nói rằng trong tương lai nô lệ và người tự do được sinh ra bình đẳng. Sau đó, trong một cơn bạo loạn, những người che đầu bằng kinh Koran lên án phủ nhận điều này và vẫn xem họ là nô lệ. Tôi đã đốt cuốn sách, trong đó giải thích một số câu kinh Koran, cỗ vũ những kẻ điên rồ này: họ nói rằng các nô lệ có sẵn cho chủ sở hữu, họ có thể bị lạm dụng, bán, chia sẻ, cho thuê .

Quyết định phá vỡ sự im lặng

Tôi tự do vì cha tôi đã được giải thoát trong bụng bà tôi khi một linh mục quy định giải phóng nô lệ như một phương thuốc cho người chủ bị bệnh, và điều đó đã giải thoát thai nhi. Lúc 10 tuổi, lần đầu tiên tôi thấy người nô lệ bị đánh, anh mạnh hơn kẻ hành hạ mình nhưng anh ta không chống đối vì như mẹ tôi giải thích, anh ta có xiềng xích trong đầu, tôn giáo, thiếu hiểu biết. Cha tôi muốn tôi học để tôi hiểu từ các sách tôn giáo, chế độ nô lệ phụ thuộc vào con người chứ không phụ thuộc vào Chúa: đó là cuộc chiến đấu của tôi.

Chừng nào châu Âu còn buôn bán, giao dịch với các chính phủ châu Phi tham nhũng, chế độ nô lệ sẽ gia tăng, tình trạng trì trệ như người di cư. Ở Mauritania, 93% lượng vàng được khai thác kết thúc ở các nhóm châu Âu, Nga, Mỹ và Trung Quốc, trong khi 7% thuộc về nhóm thiểu số Ả Rập nắm quyền lực, một hệ thống nuôi chế độ nô lệ .