Bản sắc văn hóa của dân tộc Ê-đê

Dân tộc Ê-đê thường làm rẫy ở những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước, trên các rừng xa-van hoặc đồi cỏ tranh.

Bản sắc văn hóa của dân tộc Ê-đê


Ê-đê là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, tổng số dân hơn 140 ngàn người, tập trung chủ yếu ở Đác Lắc, ngoài ra còn một số sống ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum và các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa. Dân tộc Ê-đê thường làm rẫy ở những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước, trên các rừng xa-van hoặc đồi cỏ tranh. Người ta chọn những nơi có nhiều phân giun, nơi đó có độ ẩm cao. Khi khai phá đất, bà con giữ lại những cây to, nơi ong thường làm tổ. Hàng năm cứ vào khoảng tháng ba là thời kỳ đốt rẫy mới, đồng bào gọi đó là Yan dran.
 
Tháng tư là mùa xới đất, tháng năm mùa diệt cỏ, tháng sáu mùa tỉa lúa, tháng mời, mười một là mùa thu hoạch lúa, tháng chạp, tháng giêng, hai là mùa sửa sang nhà cửa, thăm viếng anah em, bà con, rồi tổ chức lễ hội ăn Tết Mhăm Thun. Xen cạnh với lúa còn có ngô, khai, đỗ các loại. Cũng giống các dân tộc khác, dân tộc Ê-đê sử dụng đất theo chu kỳ kín hoặc mở, tùy theo đất tốt hay xấu mà chu kỳ có thể là năm đến mười năm hoặc dài hơn là mười, hai mươi năm… Hàng năm thu hoạch xong người ta chọn những bông lúa dài và mẩy hạt để làm giống, nhờ vậy mà nương lúa của người Ê-đê có năng suất cao. Tại vùng hồ Lak, ven sông Crông Nô, Crông Ana cư dân ở đây đã biết làm ruộng nước trên trên các bãi bằng, sình lầy ven hồ. Sau khi đất nước được giải phóng nền kinh tế phát triển, bà con các bản làng đã biết dùng các tiến bộ KHKT vì vậy năng suất lúa ngày càng được nâng lên. Sinh sống trên một miền thiên nhiên phong phú, đất đỏ ba zan màu mớ, có nhiều hồ thiên nhiên rộng lớn, nhiều con sông quan trọng như Crông Nô, Crông Ana, có nhiều dã thú, chim nuông quý hiếm, mật ong… cho nên việc săn bắt, hái lượm, đánh cá từ lâu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của đồng bào Ê-đê. Phụ nữ Ê-đê cũng thạo canh cửi, làm đồ gồm, đàn ông rèn và đan lát. Mặc dù có nhiều địa phương khác nhau, cách ăn mặc của người Ê-đê cũng khá thống nhất, y phục của phụ nữ là chiếc váy dài có cải hoa văn ở cạp và ở gấu. Khi mặc người ta quấn quanh thắt lưng và dắt mối ở bên hông. Có thể gọi là chiếc xà rông hoặc kiểu váy cũng được. áo của phụ nữ thường là thứ áo ngắn tay, kiểu chui đầu có thêu hoa văn ở vai, dọc nách, cổ tay và gấu áo. Ngược lại nam giới thường mặc chiếc áo cánh gàiu quá mông, có hoa văn dọc theo nách, gấu, vai và cổ tay. ở những đàn ông quyền quý thường mặc áo có gải hoa văn đại bàng dang cánh. Cũng như đàn ông của các dân tộc khác, đàn ông Ê-đê cũng mang khố, chiếc khố thường hẹp bản. áo khố cũng đàn ông cũng phân biệt loại để đi làm loại để đi chơi, tham gia lễ hội… Ngày nay con trai, con gái Ê-đê thường ở trong các nếp nhà sàn dài làm bằng tre hoặc gỗ, mái lợp tranh, tôn. Nhà làm theo hướng bắc nam, có hai cửa, cửa trước để cho nam giới và khách, cửa sau dành riêng cho phụ nữ trong gia đình. Nhà của người Ê-đê được chia hai phần, phần thứ nhất để tiếp khách, sinh hoạt chung của cả gia đình, là chỗ ngủ cho con trai chưa vợ và là nơi bày biện những đồ vật quý. Phần này chiếm một phần ba diện tích. Phần còn lại theo chiều dọc phía đông là chỗ ngủ cho từng cặp vợ chồng có phên ngăn. Theo thứ tự, buồng thứ nhất dành cho cặp vợ chồng chủ gia đình, tiếp đến là dành cho cô gái út, người sẽ thừa kế sau này. Sau nữ là buồng dành cho các cô gái khác. Trước buồng chủ gia đình là bếp nấu ăn chung, những cặp vợ chồng ăn riêng có bếp riêng. Người Ê-đê khi ngủ bao giờ cũng quay đầu về hướng đông. Kho lúa được dựng ngay sau ngôi nhà dài và thường cao hơn.
 
Nhà mồ, nhà cúng cơm của người Ê-đê được xây dựng khá công phu, chạm khắc rất đẹp. Nhà cúng cơm được đặt trên một cột gỗ có chạm khắc, xung quanh nhà mồ chó nhiều cột, trên đó có trạm trổ hình người đội nón Duôn Bai, hoặc hình chiếc bầu đựng nước, chiếc cối giã gạo, voi, rùa, kỳ đà… đây là những công trình độc đáo thể hiện tài nghệ và trí sáng tạo của người Ê-để. Gia đình Ê-đê phần nhiều là những gia đình mẫu hệ, nhiều gia đình hợp lại thành một buôn làng. Mỗi buôn đều có lãnh thổ riêng, tất cả mọi người trong buôn đều biết rõ ranh giới và phải được các buôn láng giếng chấp nhận, trong buôn khi một gia đình có công việc là cả buôn làng cùng lo toan, cùng mang rượu thịt đến khoản đãi, họ coi việc giúp đỡ nhau là niềm vui, là vinh dự. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Ê-đê có nền văn hóa rất phong phú. Văn học dân gian Ê-đê có nhiều thể loại, truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, ca dao… Trong đó nổi tiếng và phổ biến rộng rãi đó là các trường ca mang tính sử thi nói bằng những sự tích anh hùng, những mối tình trong trắng, những cuộc chiến đấu chống thiên thiên, chống áp bức, ngợi ca cuộc sống… Đồng bào kể Khan khi làm rẫy, khi nghỉ nơi hoặc bên bếp lửa bập bùng hoặc quây quần bên gốc cây kơnia. Nhưng Khan thường được kể nhất vào những buổi tối bên bếp lửa gia đình. Trường ca Đam San, Đam Di, Khinh Dú là những Khan yêu thích không những trong nước và cả nước ngoài. Trường ca Đam San đã trở thành niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên. Dân ca Ê-đê vô cùng phong phú, nó gắn liền với những nhạc cụ cổ truyền của dân tộc đó là những bộ cồng chiêng. Bộ cồng chiêng thường có 4 cái, chiếc to nhất có múm gọi là Char, dùng để điểm nhịp, ba chiếc còn lại đều có núm, to nhỏ khác nhau. Bộ cồng gồm 6 cái nhỏ hơn chiêng và đều không núm, lớn, bé không đều nhau. Bộ nhạc khí bằng đồng này thường phối hợp với chiếc trống cái, ngoài dàn nhạc đồng người Ê-đê còn sử dụng các nhạc cụ làm bằng tre, nứa, ống trúc, tù và.

Chính những di sản văn hóa này đã làm cho dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên) là một dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và có bản sắc văn hóa riêng.

Nguồn: http://dongvan.gov.vn