Nhật Ký Truyền Giáo - Tác giả: Lữ Khách, MRP
Trời mưa! Những giọt mưa thi nhau rơi xuống thấm ướt cả tâm hồn tôi. Chúng đưa tôi về những miền kí ức xa xăm. Những cảm xúc miên man chợt ùa về trong tâm trí. Tôi nhớ về những tháng ngày cùng chị - người đồng hành với tôi rong ruổi khắp các buôn làng, nhớ về hình ảnh biết bao con người kém may mắn giữa cuộc đời nổi trôi. Đặc biệt, hình ảnh của ông cụ đã mang thương tích trầm trọng trong một tai nạn đã xoáy sâu vào tâm trí tôi.
Tôi gặp cụ vào dịp Tết Trung thu, ngày ấy tôi đến thăm ông chỉ với hai chiếc bánh Trung thu cầm trên tay. Tôi bước vào một căn nhà dã chiến, nhìn ông nằm trên giường với thân hình biến dạng, tôi chợt nghĩ “Sợ quá, làm thế nào để tôi có đủ can đảm mà đến gần ông?”. Đôi mắt ông đã bị hư một bên, lưỡi ông đã đứt, đôi chân cũng không còn nguyên vẹn. Điều làm tôi khiếp đảm là cái đầu của ông chỉ còn một nửa, bởi não của ông đang được nuôi trong bụng. Cố tiến thêm một bước nữa để đến gần ông, tim tôi như đập nhanh hơn bình thường, vì tôi sợ! Thế nhưng tôi vẫn lấy hết can đảm để ngồi xuống chiếc giường nơi ông đang nằm, cất tiếng gọi ông thật to rồi đặt hai chiếc bánh bên cạnh ông. Bỗng chốc tôi thấy đôi tay ông cử động, ông từ từ đưa bàn tay của mình lên, theo quán tính tôi cũng đưa tay tôi ra. Và… ông nắm chặt lấy tay tôi, hình như ông muốn nói điều gì đó với tôi. Có lẽ, đó là lời cảm ơn. Lúc này, trái tim tôi như se thắt lại, tôi bồi hồi xúc động. Lại một lần nữa ông nắm chặt tay tôi, áp tay tôi lên gò má của ông và khoé mắt ông lăn chảy những giọt lệ. Ông vẫn như muốn nói điều gì đó, tôi ghé sát tai vào ông nhưng cũng chỉ nghe được tiếng thì thào, và rồi những giọt lệ đã lăn dài trên gò má của ông. Lúc này tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của một sự quan tâm, ý nghĩa của một nghĩa cử cao đẹp ấm áp tình người. Đã là con người, ai ai cũng cần lắm một sự chân thành và cảm thông. Nắm lấy đôi bàn tay của ông, tôi thầm cầu xin Chúa gia tăng nghị lực cho ông để ông can đảm sống những ngày còn lại trong một thân xác sống đời thực vật.
Rời xa căn nhà nhỏ bé ấy, tôi ngẫm nghĩ về cuộc đời tôi mình. Phải chăng cuộc sống của tôi là ước mơ của bao người! Tôi có được một cơ thể lành mạnh, có một gia đình ấm no hạnh phúc và giờ đây tôi đang trên hành trình tìm kiếm Thiên Chúa. Thế nhưng, lắm lúc vì cuộc sống của tôi bình yên quá đỗi nên tôi không biết trân trọng những gì tôi đang có mà để sống một cuộc đời đáng sống. Có đôi khi, tôi chỉ sống trong vô thức hoặc hoài niệm quá khứ để gặm nhấm nó với những vết thương khó chữa lành. Mỗi người đều có những nỗi đau riêng, chứ không chỉ một mình. Tôi đọc được điều đó nơi những chị em sống cùng và sống với tôi. Nhưng những tổn thương đó có là gì so với nỗi đau ông cụ kia đang phải chịu, từ vật chất đến tinh thần! Sau mỗi lần ra đi, Chúa đều cho tôi một cái nhìn mới về một cuộc đời, về một con người. Chúng như thức tỉnh tôi hãy vươn lên từng ngày trong sự thiện, trong nỗ lực cậy trông và tin tưởng. Đau khổ nhắc nhở tôi về thân phận và kiếp sống mỏng manh của mình, để đừng có bám víu vào bất cứ điều gì hay bất cứ người nào, mà chỉ đặt hy vọng vào một mình Thiên Chúa mà thôi. “Trong những thời khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời chúng ta, trong những phút giây đau khổ, trong những lúc thống khổ nhất, Thiên Chúa thức tỉnh với chúng ta. Thiên Chúa chiến đấu với chúng ta và luôn ở gần bên chúng ta” (ĐTC Phanxicô nói trong buổi yết kiến chung trước hàng chục ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô ngày 02.5.2019). Xác tín vào điều đó để khi gặp đau khổ, tôi biết cậy trông vào Chúa, luôn bình tâm trong mọi nỗi khổ đau của cuộc đời mình để giữ vững niềm tin, thế thôi!
“Sau cơn mưa trời lại sáng!” Gian khổ sẽ qua đi vì ánh sáng của Đấng Emmanuel đang ngự đến. Ánh sáng đó luôn soi chiếu mọi ngõ ngách trong tâm hồn tôi và luôn soi đường chỉ lối cho tôi trên hành trình tiến về Quê Trời. “Lạy Chúa Giêsu Thái Tử Hoà Bình, xin ban bình an và niềm hy vọng cho chúng con”.
Tác giả: Lữ Khách, MRP
Tôi gặp cụ vào dịp Tết Trung thu, ngày ấy tôi đến thăm ông chỉ với hai chiếc bánh Trung thu cầm trên tay. Tôi bước vào một căn nhà dã chiến, nhìn ông nằm trên giường với thân hình biến dạng, tôi chợt nghĩ “Sợ quá, làm thế nào để tôi có đủ can đảm mà đến gần ông?”. Đôi mắt ông đã bị hư một bên, lưỡi ông đã đứt, đôi chân cũng không còn nguyên vẹn. Điều làm tôi khiếp đảm là cái đầu của ông chỉ còn một nửa, bởi não của ông đang được nuôi trong bụng. Cố tiến thêm một bước nữa để đến gần ông, tim tôi như đập nhanh hơn bình thường, vì tôi sợ! Thế nhưng tôi vẫn lấy hết can đảm để ngồi xuống chiếc giường nơi ông đang nằm, cất tiếng gọi ông thật to rồi đặt hai chiếc bánh bên cạnh ông. Bỗng chốc tôi thấy đôi tay ông cử động, ông từ từ đưa bàn tay của mình lên, theo quán tính tôi cũng đưa tay tôi ra. Và… ông nắm chặt lấy tay tôi, hình như ông muốn nói điều gì đó với tôi. Có lẽ, đó là lời cảm ơn. Lúc này, trái tim tôi như se thắt lại, tôi bồi hồi xúc động. Lại một lần nữa ông nắm chặt tay tôi, áp tay tôi lên gò má của ông và khoé mắt ông lăn chảy những giọt lệ. Ông vẫn như muốn nói điều gì đó, tôi ghé sát tai vào ông nhưng cũng chỉ nghe được tiếng thì thào, và rồi những giọt lệ đã lăn dài trên gò má của ông. Lúc này tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của một sự quan tâm, ý nghĩa của một nghĩa cử cao đẹp ấm áp tình người. Đã là con người, ai ai cũng cần lắm một sự chân thành và cảm thông. Nắm lấy đôi bàn tay của ông, tôi thầm cầu xin Chúa gia tăng nghị lực cho ông để ông can đảm sống những ngày còn lại trong một thân xác sống đời thực vật.
Rời xa căn nhà nhỏ bé ấy, tôi ngẫm nghĩ về cuộc đời tôi mình. Phải chăng cuộc sống của tôi là ước mơ của bao người! Tôi có được một cơ thể lành mạnh, có một gia đình ấm no hạnh phúc và giờ đây tôi đang trên hành trình tìm kiếm Thiên Chúa. Thế nhưng, lắm lúc vì cuộc sống của tôi bình yên quá đỗi nên tôi không biết trân trọng những gì tôi đang có mà để sống một cuộc đời đáng sống. Có đôi khi, tôi chỉ sống trong vô thức hoặc hoài niệm quá khứ để gặm nhấm nó với những vết thương khó chữa lành. Mỗi người đều có những nỗi đau riêng, chứ không chỉ một mình. Tôi đọc được điều đó nơi những chị em sống cùng và sống với tôi. Nhưng những tổn thương đó có là gì so với nỗi đau ông cụ kia đang phải chịu, từ vật chất đến tinh thần! Sau mỗi lần ra đi, Chúa đều cho tôi một cái nhìn mới về một cuộc đời, về một con người. Chúng như thức tỉnh tôi hãy vươn lên từng ngày trong sự thiện, trong nỗ lực cậy trông và tin tưởng. Đau khổ nhắc nhở tôi về thân phận và kiếp sống mỏng manh của mình, để đừng có bám víu vào bất cứ điều gì hay bất cứ người nào, mà chỉ đặt hy vọng vào một mình Thiên Chúa mà thôi. “Trong những thời khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời chúng ta, trong những phút giây đau khổ, trong những lúc thống khổ nhất, Thiên Chúa thức tỉnh với chúng ta. Thiên Chúa chiến đấu với chúng ta và luôn ở gần bên chúng ta” (ĐTC Phanxicô nói trong buổi yết kiến chung trước hàng chục ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô ngày 02.5.2019). Xác tín vào điều đó để khi gặp đau khổ, tôi biết cậy trông vào Chúa, luôn bình tâm trong mọi nỗi khổ đau của cuộc đời mình để giữ vững niềm tin, thế thôi!
“Sau cơn mưa trời lại sáng!” Gian khổ sẽ qua đi vì ánh sáng của Đấng Emmanuel đang ngự đến. Ánh sáng đó luôn soi chiếu mọi ngõ ngách trong tâm hồn tôi và luôn soi đường chỉ lối cho tôi trên hành trình tiến về Quê Trời. “Lạy Chúa Giêsu Thái Tử Hoà Bình, xin ban bình an và niềm hy vọng cho chúng con”.
Tác giả: Lữ Khách, MRP