Suy Tôn Thánh Thể Các Ngày Trong Tuần XI Thường Niên - Năm A
14/06/2020
503
SUY TÔN THÁNH THỂ
CÁC NGÀY TRONG TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM A – 2020
Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa năm A, 14.06.2020
CÁC NGÀY TRONG TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM A – 2020
Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa năm A, 14.06.2020
Kính lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cảm tạ Chúa vì tình yêu trọn vẹn và tuyệt hảo Chúa dành cho chúng con, tình yêu đích thực luôn trao ban một cách vô điều kiện; tình yêu đã từ bỏ vinh quang để xuống thế làm người, cùng chia sẻ kiếp sống lầm than với con người; và tình yêu đã trao hiến hoàn toàn và mãi mãi chính Thịt Máu mình trong Bí tích Thánh Thể, để ở cùng chúng con mỗi ngày. Trước tình yêu diệu vời khôn tả ấy, chúng con xin dâng lên Chúa lời tri ân, ngợi khen và tôn vinh tình yêu Chúa. Giờ đây, cùng chung tâm tình với Thánh vịnh gia, chúng con khao khát tìm về Thánh Thể Chúa là suối nguồn yêu thương:
“Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
Hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.” (Tv 42, 2)
Vào năm 1263 tại làng Polsena, một Linh mục người Đức cử hành thánh lễ tại nhà thờ Thánh Christiana đồng trinh tử đạo. Đến lúc bẻ bánh, đột nhiên Bánh Thánh biến thành thịt và máu đỏ tươi. Những giọt máu từ Bánh Thánh loang ra, thấm ướt khăn Thánh. Thấy vậy Linh mục muốn giấu Máu Thánh ấy đi nên vội gấp khăn lại nhưng gấp đến đâu Máu Thánh chảy ra đến đó, và in lại 25 lần dung mạo Chúa Giê-su như khi xưa Philato đưa Chúa ra cho dân chúng xem. Không thể tiếp tục thánh lễ, Linh mục vội đến xin yết kiến Đức Thánh Cha Urbano và kể lại câu chuyện. Sau đó Đức Thánh Cha đã truyền cho Đức Giám mục đến làng Polsena rước di tích cực thánh về và khiêm tốn thờ lạy, cung nghinh Thánh Thể cùng những khăn đã thấm Máu Thánh. Đến ngày 8/9/1264 Đức Thánh Cha đã ban sắc dụ Transiturus lập lễ kính Mình Máu Thánh trên khắp hoàn cầu (x. Dấu ấn tình yêu, tr 148).
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa vì những dấu lạ Ngài đã làm để cho trí hiểu và con mắt phàm nhân của chúng con được nhận biết sự hiện diện thật sự và sống động của Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Tạ ơn Chúa đã ở lại giữa chúng con và trong từng người chúng con, cho chúng con được cùng chia sẻ sự sống Thần linh với Ngài, và từ đó chúng con cũng được hiệp thông với nhau, như lời Thánh Phao-lô nhắn nhủ hôm nay: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10, 17).
Mừng Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, xin cho chúng con luôn khát khao và siêng năng chạy đến với Chúa nơi Bí tích Thánh Thể, để được nhận lãnh dồi dào nguồn ân sủng tình yêu của Ngài; và xin cho chúng con khi đã tin nhận sự hiện diện thật của Chúa thì cũng luôn biết tôn thờ Chúa nơi những người anh chị em xung quanh, ngõ hầu luôn sống hiệp nhất và yêu thương nhau.
Công bố Tin Mừng: Ga 6, 51 – 59.
Cảm tạ Chúa vì tình yêu trọn vẹn và tuyệt hảo Chúa dành cho chúng con, tình yêu đích thực luôn trao ban một cách vô điều kiện; tình yêu đã từ bỏ vinh quang để xuống thế làm người, cùng chia sẻ kiếp sống lầm than với con người; và tình yêu đã trao hiến hoàn toàn và mãi mãi chính Thịt Máu mình trong Bí tích Thánh Thể, để ở cùng chúng con mỗi ngày. Trước tình yêu diệu vời khôn tả ấy, chúng con xin dâng lên Chúa lời tri ân, ngợi khen và tôn vinh tình yêu Chúa. Giờ đây, cùng chung tâm tình với Thánh vịnh gia, chúng con khao khát tìm về Thánh Thể Chúa là suối nguồn yêu thương:
“Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
Hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.” (Tv 42, 2)
Vào năm 1263 tại làng Polsena, một Linh mục người Đức cử hành thánh lễ tại nhà thờ Thánh Christiana đồng trinh tử đạo. Đến lúc bẻ bánh, đột nhiên Bánh Thánh biến thành thịt và máu đỏ tươi. Những giọt máu từ Bánh Thánh loang ra, thấm ướt khăn Thánh. Thấy vậy Linh mục muốn giấu Máu Thánh ấy đi nên vội gấp khăn lại nhưng gấp đến đâu Máu Thánh chảy ra đến đó, và in lại 25 lần dung mạo Chúa Giê-su như khi xưa Philato đưa Chúa ra cho dân chúng xem. Không thể tiếp tục thánh lễ, Linh mục vội đến xin yết kiến Đức Thánh Cha Urbano và kể lại câu chuyện. Sau đó Đức Thánh Cha đã truyền cho Đức Giám mục đến làng Polsena rước di tích cực thánh về và khiêm tốn thờ lạy, cung nghinh Thánh Thể cùng những khăn đã thấm Máu Thánh. Đến ngày 8/9/1264 Đức Thánh Cha đã ban sắc dụ Transiturus lập lễ kính Mình Máu Thánh trên khắp hoàn cầu (x. Dấu ấn tình yêu, tr 148).
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa vì những dấu lạ Ngài đã làm để cho trí hiểu và con mắt phàm nhân của chúng con được nhận biết sự hiện diện thật sự và sống động của Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Tạ ơn Chúa đã ở lại giữa chúng con và trong từng người chúng con, cho chúng con được cùng chia sẻ sự sống Thần linh với Ngài, và từ đó chúng con cũng được hiệp thông với nhau, như lời Thánh Phao-lô nhắn nhủ hôm nay: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10, 17).
Mừng Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, xin cho chúng con luôn khát khao và siêng năng chạy đến với Chúa nơi Bí tích Thánh Thể, để được nhận lãnh dồi dào nguồn ân sủng tình yêu của Ngài; và xin cho chúng con khi đã tin nhận sự hiện diện thật của Chúa thì cũng luôn biết tôn thờ Chúa nơi những người anh chị em xung quanh, ngõ hầu luôn sống hiệp nhất và yêu thương nhau.
Công bố Tin Mừng: Ga 6, 51 – 59.
Thứ 2 sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, 15.06.2020
Kính lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Những tác phẩm âm nhạc thường được khởi đi và kết thúc bằng một hợp âm chủ. Nhìn lại cuộc sống trong lăng kính liên đới, chúng con cảm nhận được niềm hạnh phúc ngập tràn trong hồn vì có Chúa để quy về. Chúa chính là điểm xuất phát của cuộc đời chúng con, là nguồn khởi đi mọi hoạt động và yêu thương của chúng con. Chúa lại cũng là điểm dừng yêu thương cho chúng con được nghỉ ngơi bổ sức sau những chặng hành trình trên đời. Ngay giây phút này cũng chính là một điểm hẹn yêu thương chúng con được quây quần về bên Chúa để cảm nếm và tôn vinh tình yêu Chúa. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con xin chúc tụng, ngợi khen Chúa đến muôn đời.
Thưa Chúa, để có được một bản nhạc với những giai điệu tuyệt vời, các nốt nhạc cần được sắp xếp cách hài hòa và bổ túc cho nhau. Nếu đứng một mình thì chúng sẽ không có ý nghĩa gì, cũng chẳng có giá trị gì cả; trái lại sẽ có một tác phẩm tuyệt vời nếu tất cả được hòa cùng nhau cách hợp lý. Mỗi người chúng con cũng như những nốt nhạc mang những thanh âm và những sắc thái rất riêng. Và tất cả chúng con được đặt để trong cuộc sống này, với lời mời gọi cùng chung xây một thế giới tốt đẹp như một bản hòa tấu, để cùng ngợi khen Đấng Chí Thánh đã yêu thương và dựng nên tất cả. Bản hòa tấu tuyệt vời luôn mời gọi chúng con đón nhận nhau với một tấm lòng bao dung và quảng đại, vượt trên cả những định luật công bằng bình thường, và nhất là vượt trên tất cả những ân oán thường ngày, như điều mà Chúa dạy hôm nay: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 38-39). Đức Thánh Cha Phanxicô cũng từng nói: “Chúng ta không cần sống bạo lực nữa, dù là bằng lời nói hay hành động… Không có gì lớn lao và sinh nhiều hoa trái hơn tình yêu: tình yêu tôn trọng, trao trả tất cả phẩm giá của con người, trong khi sự thù hận và oán ghét lại xem nhẹ và coi thường nó, làm mất đi vẻ đẹp của thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Người” (Theo Vatican News).
Xin cho chúng con biết sẵn sàng cho đi, để rồi trong trao ban chúng con sẽ được nhận lãnh, chúng con sẽ gặp được Chúa là chính nguồn bình an đích thực.
Công bố Tin Mừng: Mt 5, 38 – 42.
Những tác phẩm âm nhạc thường được khởi đi và kết thúc bằng một hợp âm chủ. Nhìn lại cuộc sống trong lăng kính liên đới, chúng con cảm nhận được niềm hạnh phúc ngập tràn trong hồn vì có Chúa để quy về. Chúa chính là điểm xuất phát của cuộc đời chúng con, là nguồn khởi đi mọi hoạt động và yêu thương của chúng con. Chúa lại cũng là điểm dừng yêu thương cho chúng con được nghỉ ngơi bổ sức sau những chặng hành trình trên đời. Ngay giây phút này cũng chính là một điểm hẹn yêu thương chúng con được quây quần về bên Chúa để cảm nếm và tôn vinh tình yêu Chúa. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con xin chúc tụng, ngợi khen Chúa đến muôn đời.
Thưa Chúa, để có được một bản nhạc với những giai điệu tuyệt vời, các nốt nhạc cần được sắp xếp cách hài hòa và bổ túc cho nhau. Nếu đứng một mình thì chúng sẽ không có ý nghĩa gì, cũng chẳng có giá trị gì cả; trái lại sẽ có một tác phẩm tuyệt vời nếu tất cả được hòa cùng nhau cách hợp lý. Mỗi người chúng con cũng như những nốt nhạc mang những thanh âm và những sắc thái rất riêng. Và tất cả chúng con được đặt để trong cuộc sống này, với lời mời gọi cùng chung xây một thế giới tốt đẹp như một bản hòa tấu, để cùng ngợi khen Đấng Chí Thánh đã yêu thương và dựng nên tất cả. Bản hòa tấu tuyệt vời luôn mời gọi chúng con đón nhận nhau với một tấm lòng bao dung và quảng đại, vượt trên cả những định luật công bằng bình thường, và nhất là vượt trên tất cả những ân oán thường ngày, như điều mà Chúa dạy hôm nay: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 38-39). Đức Thánh Cha Phanxicô cũng từng nói: “Chúng ta không cần sống bạo lực nữa, dù là bằng lời nói hay hành động… Không có gì lớn lao và sinh nhiều hoa trái hơn tình yêu: tình yêu tôn trọng, trao trả tất cả phẩm giá của con người, trong khi sự thù hận và oán ghét lại xem nhẹ và coi thường nó, làm mất đi vẻ đẹp của thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Người” (Theo Vatican News).
Xin cho chúng con biết sẵn sàng cho đi, để rồi trong trao ban chúng con sẽ được nhận lãnh, chúng con sẽ gặp được Chúa là chính nguồn bình an đích thực.
Công bố Tin Mừng: Mt 5, 38 – 42.
Thứ 3 sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, 16.06.2020
Với trái tim say yêu Thánh Thể, Thánh nữ Catarina Siena đã từng bộc bạch: “Khi không thể rước Chúa, tôi vào nhà thờ, và ở đó, tôi nhìn ngắm Chúa… rồi lại nhìn ngắm Chúa… và điều ấy làm cho tôi được no thỏa” (x. Yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể, tr.21)
Kính lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì giờ đây chúng con được chiêm ngắm Chúa nơi Thánh Thể nhiệm mầu. Chúa đã đến, ở lại và âm thầm chờ đợi chúng con đến với Chúa. Chúa không dùng những cách thức của thế gian để lôi kéo chúng con, nhưng ẩn sau những gì đơn sơ, mộc mạc của tấm bánh trắng tinh khôi, Chúa đã khơi lên trong chúng con niềm khao khát ở lại với Chúa. Lặng quỳ trước Thánh Thể Chúa giây phút này, chúng con xin dâng lời cảm tạ, chúc vinh tình yêu Chúa.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin sáng 24.02.2019, Đức Thánh Cha Phanxico đã chia sẻ: “Tin Mừng hôm nay đề cập đến trọng tâm và đặc nét của đời sống Kitô hữu: yêu thương kẻ thù… Đó không phải là một tuỳ chọn, nhưng đó là một mệnh lệnh. Nó không dành cho tất cả mọi người, nhưng dành cho các môn đệ… Hơn ai hết, Ngài hiểu rằng yêu thương kẻ thù quá sức, quá khả năng của chúng ta, nhưng chính vì điều này, Ngài đã trở nên người phàm: Ngài không bỏ rơi chúng ta, không để mặc chúng ta như chúng ta là, mà biến đổi chúng ta thành những con người biết sống một tình yêu vĩ đại hơn, như tình yêu của Chúa Cha – Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta. Đó cũng chính là tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho những ai "lắng nghe Người". Và vì thế, yêu thương kẻ thù là điều có thể! Nhờ tình yêu của Người, nhờ Thần Khí của Người và với Người, chúng ta có thể yêu thương những người không yêu thương chúng ta, cũng như những người làm hại chúng ta” (theo Trần Đỉnh, SJ).
Thưa Chúa, chúng con ý thức rằng lòng bác ái phải luôn được trải dài trong mọi giây phút, mọi hành động của cuộc sống chúng con. Chính Chúa đã yêu thương và luôn tha thứ cho chúng con dù chúng con mọn hèn yếu đuối. Là những Kitô hữu, Chúa mời gọi chúng con phải như tấm kính phản chiếu sự trọn lành tình yêu của Thiên Chúa Cha, nhờ đó mà anh chị em chung quanh chúng con có thể nhìn thấy và ngợi khen tình thương của Chúa trên trời, như lời Chúa đã nhắn nhủ trong trang Tin Mừng hôm nay: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48).
Xin ban tặng cho con một trái tim mới để con luôn say tình Chúa, yêu mến Chúa và yêu tha nhân như Chúa yêu con. Nhờ đó, mỗi ngày bản thân con trở nên hoàn thiện hơn và xứng đáng là con thảo của Chúa.
Công bố Tin Mừng: Mt 5, 43-48.
Kính lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì giờ đây chúng con được chiêm ngắm Chúa nơi Thánh Thể nhiệm mầu. Chúa đã đến, ở lại và âm thầm chờ đợi chúng con đến với Chúa. Chúa không dùng những cách thức của thế gian để lôi kéo chúng con, nhưng ẩn sau những gì đơn sơ, mộc mạc của tấm bánh trắng tinh khôi, Chúa đã khơi lên trong chúng con niềm khao khát ở lại với Chúa. Lặng quỳ trước Thánh Thể Chúa giây phút này, chúng con xin dâng lời cảm tạ, chúc vinh tình yêu Chúa.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin sáng 24.02.2019, Đức Thánh Cha Phanxico đã chia sẻ: “Tin Mừng hôm nay đề cập đến trọng tâm và đặc nét của đời sống Kitô hữu: yêu thương kẻ thù… Đó không phải là một tuỳ chọn, nhưng đó là một mệnh lệnh. Nó không dành cho tất cả mọi người, nhưng dành cho các môn đệ… Hơn ai hết, Ngài hiểu rằng yêu thương kẻ thù quá sức, quá khả năng của chúng ta, nhưng chính vì điều này, Ngài đã trở nên người phàm: Ngài không bỏ rơi chúng ta, không để mặc chúng ta như chúng ta là, mà biến đổi chúng ta thành những con người biết sống một tình yêu vĩ đại hơn, như tình yêu của Chúa Cha – Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta. Đó cũng chính là tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho những ai "lắng nghe Người". Và vì thế, yêu thương kẻ thù là điều có thể! Nhờ tình yêu của Người, nhờ Thần Khí của Người và với Người, chúng ta có thể yêu thương những người không yêu thương chúng ta, cũng như những người làm hại chúng ta” (theo Trần Đỉnh, SJ).
Thưa Chúa, chúng con ý thức rằng lòng bác ái phải luôn được trải dài trong mọi giây phút, mọi hành động của cuộc sống chúng con. Chính Chúa đã yêu thương và luôn tha thứ cho chúng con dù chúng con mọn hèn yếu đuối. Là những Kitô hữu, Chúa mời gọi chúng con phải như tấm kính phản chiếu sự trọn lành tình yêu của Thiên Chúa Cha, nhờ đó mà anh chị em chung quanh chúng con có thể nhìn thấy và ngợi khen tình thương của Chúa trên trời, như lời Chúa đã nhắn nhủ trong trang Tin Mừng hôm nay: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48).
Xin ban tặng cho con một trái tim mới để con luôn say tình Chúa, yêu mến Chúa và yêu tha nhân như Chúa yêu con. Nhờ đó, mỗi ngày bản thân con trở nên hoàn thiện hơn và xứng đáng là con thảo của Chúa.
Công bố Tin Mừng: Mt 5, 43-48.
Thứ 4 sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, 17.06.2020
Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
Công trình Ngài xiết bao kì diệu! (Tv 139, 14-15)
Kính lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Mỗi bản thể trong vũ trụ là một huyền nhiệm đến từ Tình Yêu và kế hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa. Bởi thế, được tác tạo và hiện hữu trong thế gian là một món quà quý giá mà Chúa đã dành cho mỗi người chúng con. Và trong ân phúc làm con cái Chúa, việc được ca ngợi và phụng sự Chúa còn là hạnh phúc vô tận cho sứ mạng của chúng con trên hành trình dương thế này. Ngụp lặn trong đại dương yêu thương nơi Bí Tích Thánh Thể giờ này, chúng con tin rằng chúng con cũng đang được hòa điệu với muôn triệu con tim nhân loại cất lên bài ca cảm tạ, ca khen và thờ lạy Chúa.
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6,1). Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì những lời dặn dò rất thân thương của Chúa để chúng con được đẹp lòng Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo”, Đấng luôn yêu quý những sự chân thành đơn sơ của con người. Cảm tạ Chúa đã mạc khải cho chúng con biết về Chúa Cha là một Thiên Chúa diệu kì, một Người Cha tuyệt vời, đầy lòng nhân hậu và tế nhị. Ngài đã dựng nên chúng con, và luôn mong đợi chúng con tìm được nguồn hạnh phúc đích thực ở nơi Ngài, chứ không phải là nơi những thứ hào nhoáng bên ngoài, hay theo những tiêu chuẩn của thế gian là những thứ chóng qua. Chia sẻ về bài Tin Mừng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nhắn nhủ: “Tin Mừng hôm nay đề nghị với chúng ta ba giai đoạn mà Chúa yêu cầu chúng ta trải qua, không chút giả hình, giả bộ, đó là: làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh. Ba thứ này để làm gì? Thưa làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh đưa chúng ta trở lại ba thực tại duy nhất không tan biến. Kinh nguyện tái liên kết chúng ta với Thiên Chúa; đức bác ái liên kết chúng ta với tha nhân; chay tịnh liên kết chúng ta với bản thân. Thiên Chúa, anh chị em, và cuộc sống của tôi: đó là những thực tại sẽ không tan biến trong hư vô và cần phải đầu tư vào đó” (theo Trần Đức Anh OP – Vatican).
Lạy Chúa, chính Chúa đã nêu gương sáng cho chúng con biết bố thí để chia sẻ cho tha nhân, cầu nguyện để gắn bó với Cha và ăn chay để sám hối. Xin cho chúng con mỗi ngày luôn biết chiêm ngắm đời sống của Chúa và học theo gương Chúa, chân thành sống bác ái vị tha, cùng hướng về chân lí và hạnh phúc đích thực là chính Chúa mà thôi.
Công bố Tin Mừng Mt 6, 1-6.16-18.
Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
Công trình Ngài xiết bao kì diệu! (Tv 139, 14-15)
Kính lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Mỗi bản thể trong vũ trụ là một huyền nhiệm đến từ Tình Yêu và kế hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa. Bởi thế, được tác tạo và hiện hữu trong thế gian là một món quà quý giá mà Chúa đã dành cho mỗi người chúng con. Và trong ân phúc làm con cái Chúa, việc được ca ngợi và phụng sự Chúa còn là hạnh phúc vô tận cho sứ mạng của chúng con trên hành trình dương thế này. Ngụp lặn trong đại dương yêu thương nơi Bí Tích Thánh Thể giờ này, chúng con tin rằng chúng con cũng đang được hòa điệu với muôn triệu con tim nhân loại cất lên bài ca cảm tạ, ca khen và thờ lạy Chúa.
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6,1). Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì những lời dặn dò rất thân thương của Chúa để chúng con được đẹp lòng Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo”, Đấng luôn yêu quý những sự chân thành đơn sơ của con người. Cảm tạ Chúa đã mạc khải cho chúng con biết về Chúa Cha là một Thiên Chúa diệu kì, một Người Cha tuyệt vời, đầy lòng nhân hậu và tế nhị. Ngài đã dựng nên chúng con, và luôn mong đợi chúng con tìm được nguồn hạnh phúc đích thực ở nơi Ngài, chứ không phải là nơi những thứ hào nhoáng bên ngoài, hay theo những tiêu chuẩn của thế gian là những thứ chóng qua. Chia sẻ về bài Tin Mừng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nhắn nhủ: “Tin Mừng hôm nay đề nghị với chúng ta ba giai đoạn mà Chúa yêu cầu chúng ta trải qua, không chút giả hình, giả bộ, đó là: làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh. Ba thứ này để làm gì? Thưa làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh đưa chúng ta trở lại ba thực tại duy nhất không tan biến. Kinh nguyện tái liên kết chúng ta với Thiên Chúa; đức bác ái liên kết chúng ta với tha nhân; chay tịnh liên kết chúng ta với bản thân. Thiên Chúa, anh chị em, và cuộc sống của tôi: đó là những thực tại sẽ không tan biến trong hư vô và cần phải đầu tư vào đó” (theo Trần Đức Anh OP – Vatican).
Lạy Chúa, chính Chúa đã nêu gương sáng cho chúng con biết bố thí để chia sẻ cho tha nhân, cầu nguyện để gắn bó với Cha và ăn chay để sám hối. Xin cho chúng con mỗi ngày luôn biết chiêm ngắm đời sống của Chúa và học theo gương Chúa, chân thành sống bác ái vị tha, cùng hướng về chân lí và hạnh phúc đích thực là chính Chúa mà thôi.
Công bố Tin Mừng Mt 6, 1-6.16-18.
Thứ 5 sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, ngày 18.06.2020
Kính lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Là một hữu thể nhỏ bé trong vũ trụ thánh thiêng, cao cả và vô cùng xinh đẹp này, con người đã được Thiên Chúa đặt để trong tâm hồn sự khao khát tìm kiếm hạnh phúc. Trong tác phẩm Hành trình về Phương Đông, tác giả Spalding đã nói: “Khi tâm hồn hoàn toàn an tĩnh, ta có thể tự phân tích mình, trau dồi phẩm hạnh và đón nhận những mặc khải từ cõi trên. Chỉ trong sự vắng lặng, con người mới ý thức năng lực trong mình. Chỉ trong sự yên lặng, các quyền năng tiềm ẩn mới phát sinh và nảy nở”. Thật thế, chỉ khi chúng con dám rời bỏ những ồn ào của thế gian để đi vào sa mạc cõi lòng, chúng con mới có thể lắng nghe và gặp được Chúa. Trước Thánh Thể Chúa trong những giờ phút linh thiêng này, trong thinh lặng huyền nhiệm nối kết tình Chúa và trái tim chúng con, chúng con xin được dâng lên Chúa vạn lời chúc tụng và tri ân. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con yêu mến Chúa.
Thưa Chúa, trong cuộc đời dương thế, Chúa luôn gắn kết với Cha bằng tâm tình cầu nguyện đơn sơ chân thành, đặc biệt qua lời kinh Lạy Cha. Qua đó Chúa cũng muốn dạy chúng con bài học cầu nguyện, vì cầu nguyện chính là nền tảng của đời sống thiêng liêng. Chính khi cầu nguyện, chúng con nối liền sự kết hợp với Chúa. Khi giải thích ý nghĩa của lời Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy tìm sức mạnh cầu nguyện với Chúa Cha, bằng tiếng gọi thân thương “Abbà”, như một đứa trẻ gọi cha của mình với tất cả sự tin tưởng phó thác. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Nếu chúng ta thực hiện hành động này, chúng ta có thể đọc Kinh Lạy Cha thật sự, vì việc thưa “Abbà” là điều gì đó thân thiết và cảm động hơn việc chỉ đơn giản gọi Thiên Chúa là “Cha”. Thật ra các cách gọi này gợi lên tình yêu thương, sự ấm áp, một điều gì đó đưa chúng ta vào trong khung cảnh của tuổi thơ: hình ảnh một em bé được vòng tay của người cha ôm choàng cho thấy sự dịu dàng chăm sóc vô vàn của người cha dành cho đứa con. Vì thế, để cầu nguyện tốt, cần có trái tim của một em bé, như một em bé trong vòng tay của cha mình” (Theo Vatican News).
Lạy Chúa, xin dạy chúng con trở nên bé nhỏ mỗi ngày bằng đời sống đơn sơ, khiêm hạ, để Chúa được lớn lên trong chúng con. Xin cho tình yêu Chúa luôn là xúc tác mãnh liệt để chúng con đến gần với tha nhân bằng chính cuộc sống của chúng con.
Công bố Tin Mừng: Mt 6, 7 – 15.
Thứ sáu sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, ngày 19.06.2020
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, lễ trọng
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, lễ trọng
Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, trái tim con trong trái tim Người, nhỏ bé thôi, là tình con trong khối tình Người (Lời bài hát “Trong tim Chúa”, nhạc sĩ Phanxicô).
Vâng, ai có thể tách con người ra khỏi trái tim Thiên Chúa nơi luôn ẩn chứa một tình yêu không bao giờ cạn, nơi mà Linh mục Condren, nhà thần bí thế kỉ XVII, đã xác tín: “Cần nép kín mình vào Chúa hơn nữa, để nhờ Chúa Giê-su, tiến sâu vào những gì là chưa hiểu biết về Thiên Chúa” (x. Sự hiện diện khiêm hạ, tr.125).
Kính lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được cùng nhau đến và quì trước thánh nhan Chúa giây phút này, không chỉ đến để được thỏa mãn cho sự hiểu biết về Thiên Chúa như vị linh mục nói trên, nhưng lúc này đây chúng con đến bên Chúa vì lời mời gọi mà Chúa đã nói xưa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Chúng con muốn thưa lên Chúa lời tạ ơn với tất cả lòng thành tín vì Chúa đã tự nguyện trở nên chốn nghỉ ngơi cho loài người chúng con, cho dù chúng con là ai và đến với ngài trong tình trạng nào thì Ngài vẫn luôn hiền lành và khiêm nhường mà đón nhận chúng con với vòng tay luôn mở rộng, với một trái tim luôn tha thứ. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con kính thờ và mến yêu Chúa.
Trong tự thuật của thánh Augustino có trích đoạn: “Lạy Chúa, con đã tìm thấy Chúa ở đâu để học biết Chúa? Trước khi con học biết Chúa thì Chúa ở đâu trong ký ức của con. Vậy con đã tìm thấy Chúa ở đâu để học biết Chúa, nếu không phải ở trong Chúa là Đấng ở trên con. Một khi con gắn bó hết mình với Chúa, con sẽ không còn cảm thấy đau đớn vất vả nữa. Cuộc đời con sẽ trở nên sống động, vì được đầy tràn Chúa. Thật thế, ai đầy Chúa sẽ được Chúa làm cho nhẹ gánh, vì con chưa được đầy tràn Chúa, nên con còn là gánh nặng cho chính bản thân (x. Kinh Sách tập 3 tr. 222).
Thưa Chúa, Chúa mời chúng con hãy mang lấy ách của Chúa và hãy học với Chúa, vì chỉ nơi Chúa mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường chân thật. Chúng con ước ao được cảm nếm và học biết sự hiền lành- khiêm nhường từ trái tim của Đấng đã cứu chuộc chúng con.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết chạy đến với Chúa để tìm kiếm nguồn sức mạnh, xin ban cho chúng con hoa trái của tình yêu là sự dịu hiền và lòng khiêm cung, để noi gương Chúa mỗi người chúng con dám trở nên nơi nghỉ ngơi cho những tâm hồn đau khổ.
Công bố Tin Mừng: Mt 11, 25-30.
Vâng, ai có thể tách con người ra khỏi trái tim Thiên Chúa nơi luôn ẩn chứa một tình yêu không bao giờ cạn, nơi mà Linh mục Condren, nhà thần bí thế kỉ XVII, đã xác tín: “Cần nép kín mình vào Chúa hơn nữa, để nhờ Chúa Giê-su, tiến sâu vào những gì là chưa hiểu biết về Thiên Chúa” (x. Sự hiện diện khiêm hạ, tr.125).
Kính lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được cùng nhau đến và quì trước thánh nhan Chúa giây phút này, không chỉ đến để được thỏa mãn cho sự hiểu biết về Thiên Chúa như vị linh mục nói trên, nhưng lúc này đây chúng con đến bên Chúa vì lời mời gọi mà Chúa đã nói xưa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Chúng con muốn thưa lên Chúa lời tạ ơn với tất cả lòng thành tín vì Chúa đã tự nguyện trở nên chốn nghỉ ngơi cho loài người chúng con, cho dù chúng con là ai và đến với ngài trong tình trạng nào thì Ngài vẫn luôn hiền lành và khiêm nhường mà đón nhận chúng con với vòng tay luôn mở rộng, với một trái tim luôn tha thứ. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con kính thờ và mến yêu Chúa.
Trong tự thuật của thánh Augustino có trích đoạn: “Lạy Chúa, con đã tìm thấy Chúa ở đâu để học biết Chúa? Trước khi con học biết Chúa thì Chúa ở đâu trong ký ức của con. Vậy con đã tìm thấy Chúa ở đâu để học biết Chúa, nếu không phải ở trong Chúa là Đấng ở trên con. Một khi con gắn bó hết mình với Chúa, con sẽ không còn cảm thấy đau đớn vất vả nữa. Cuộc đời con sẽ trở nên sống động, vì được đầy tràn Chúa. Thật thế, ai đầy Chúa sẽ được Chúa làm cho nhẹ gánh, vì con chưa được đầy tràn Chúa, nên con còn là gánh nặng cho chính bản thân (x. Kinh Sách tập 3 tr. 222).
Thưa Chúa, Chúa mời chúng con hãy mang lấy ách của Chúa và hãy học với Chúa, vì chỉ nơi Chúa mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường chân thật. Chúng con ước ao được cảm nếm và học biết sự hiền lành- khiêm nhường từ trái tim của Đấng đã cứu chuộc chúng con.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết chạy đến với Chúa để tìm kiếm nguồn sức mạnh, xin ban cho chúng con hoa trái của tình yêu là sự dịu hiền và lòng khiêm cung, để noi gương Chúa mỗi người chúng con dám trở nên nơi nghỉ ngơi cho những tâm hồn đau khổ.
Công bố Tin Mừng: Mt 11, 25-30.
Thứ 7 sau Chúa Nhật XI thường niên năm A, ngày 20.06.2020
Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, lễ nhớ
Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, lễ nhớ
Kính lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Tạ ơn Chúa đã đến thế gian và dạy cho chúng con bài học yêu thương. Chúa đã yêu chúng con đến nỗi từ khước cả vinh quang của một vị Thiên Chúa để bước đến gần với phận người mỏng manh. Chiêm ngắm và suy tư về tình yêu của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những tâm tư của Ngài trong Tông huấn “Đức Kitô sống” rằng: “Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu không lấn át hay bóp nghẹt, không loại bỏ hay thờ ơ, không coi thường hay thống trị. Đó là tình yêu của Chúa chúng ta, một tình yêu bền bỉ, tinh tế và đầy tôn trọng; một tình yêu tự do và giải phóng; một tình yêu chữa lành và nâng dậy. Tình yêu của Chúa đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hòa hơn là cấm cách, mời gọi thay đổi hơn là lên án, hướng tới tương lai hơn là nhìn về quá khứ” (x. “Đức Kitô sống”, số 116). Giây phút này, được chiêm ngắm sự hiện diện khiêm hạ của Chúa nơi Nhiệm Tích Thánh Thể, chúng con nhận ra sự khôn ngoan hiểu biết của con người dường như bị giới hạn, chỉ có con tim là rung động không ngừng. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin được yêu mến Chúa với trọn vẹn con người và cuộc sống chúng con.
Thưa Chúa, trái tim vẫn luôn được coi là biểu tượng trung tâm của sự sống và tình yêu. Nơi trái tim Mẹ Maria, chúng con có một tấm gương tuyệt hảo về tình yêu và sự tín thác. Khi đứng trước những sự kiện xảy ra tiên báo về Con Thiên Chúa, con người thường ngỡ ngàng, ngạc nhiên, hay có khi còn khiếp sợ. Nơi Mẹ thì không như thế, Mẹ chỉ im lặng, kín đáo nhưng sâu đậm. Sự thinh lặng của Mẹ đi vào mầu nhiệm sâu xa không thể diễn tả bằng lời, nhưng chỉ “ghi nhớ tất cả mọi kỉ niệm” vào trái tim dịu hiền và đầy tín thác của Mẹ, mà suy đi nhĩ lại trong lòng. Mẹ im lặng không nói nhưng trái tim từ ái của Mẹ đã nói lên tất cả. Theo Từ Điển Đức Mẹ, phụng vụ Giáo Hội sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vì: “Công nhận và tôn vinh trái tim Mẹ như một biểu tượng của tình yêu, tình yêu đã khiến Mẹ hiến mình cách trọn vẹn cho Thiên Chúa, để Người toàn quyền sử dụng vào chương trình cứu độ nhân loại. Vì thế, việc tôn sùng Trái Tim Mẹ Maria mang lại cho con người một giá trị tinh thần: lôi kéo và hướng dẫn con người về với Đức Giêsu và tha nhân” (x. “Đức Maria trong phụng vụ”, tr. 63 – 64).
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết đào luyện một con tim ngoan ngùy trước ơn Thánh và một tâm hồn thinh lặng để luôn “suy đi nghĩ lại trong lòng” mọi biến cố Chúa gửi đến, theo gương Mẹ Maria.
Công bố Tin Mừng: Lc 2, 41 – 51.
CĐ. Tập Viện Nữ Vương Hòa Bình 2020
Tạ ơn Chúa đã đến thế gian và dạy cho chúng con bài học yêu thương. Chúa đã yêu chúng con đến nỗi từ khước cả vinh quang của một vị Thiên Chúa để bước đến gần với phận người mỏng manh. Chiêm ngắm và suy tư về tình yêu của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những tâm tư của Ngài trong Tông huấn “Đức Kitô sống” rằng: “Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu không lấn át hay bóp nghẹt, không loại bỏ hay thờ ơ, không coi thường hay thống trị. Đó là tình yêu của Chúa chúng ta, một tình yêu bền bỉ, tinh tế và đầy tôn trọng; một tình yêu tự do và giải phóng; một tình yêu chữa lành và nâng dậy. Tình yêu của Chúa đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hòa hơn là cấm cách, mời gọi thay đổi hơn là lên án, hướng tới tương lai hơn là nhìn về quá khứ” (x. “Đức Kitô sống”, số 116). Giây phút này, được chiêm ngắm sự hiện diện khiêm hạ của Chúa nơi Nhiệm Tích Thánh Thể, chúng con nhận ra sự khôn ngoan hiểu biết của con người dường như bị giới hạn, chỉ có con tim là rung động không ngừng. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin được yêu mến Chúa với trọn vẹn con người và cuộc sống chúng con.
Thưa Chúa, trái tim vẫn luôn được coi là biểu tượng trung tâm của sự sống và tình yêu. Nơi trái tim Mẹ Maria, chúng con có một tấm gương tuyệt hảo về tình yêu và sự tín thác. Khi đứng trước những sự kiện xảy ra tiên báo về Con Thiên Chúa, con người thường ngỡ ngàng, ngạc nhiên, hay có khi còn khiếp sợ. Nơi Mẹ thì không như thế, Mẹ chỉ im lặng, kín đáo nhưng sâu đậm. Sự thinh lặng của Mẹ đi vào mầu nhiệm sâu xa không thể diễn tả bằng lời, nhưng chỉ “ghi nhớ tất cả mọi kỉ niệm” vào trái tim dịu hiền và đầy tín thác của Mẹ, mà suy đi nhĩ lại trong lòng. Mẹ im lặng không nói nhưng trái tim từ ái của Mẹ đã nói lên tất cả. Theo Từ Điển Đức Mẹ, phụng vụ Giáo Hội sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vì: “Công nhận và tôn vinh trái tim Mẹ như một biểu tượng của tình yêu, tình yêu đã khiến Mẹ hiến mình cách trọn vẹn cho Thiên Chúa, để Người toàn quyền sử dụng vào chương trình cứu độ nhân loại. Vì thế, việc tôn sùng Trái Tim Mẹ Maria mang lại cho con người một giá trị tinh thần: lôi kéo và hướng dẫn con người về với Đức Giêsu và tha nhân” (x. “Đức Maria trong phụng vụ”, tr. 63 – 64).
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết đào luyện một con tim ngoan ngùy trước ơn Thánh và một tâm hồn thinh lặng để luôn “suy đi nghĩ lại trong lòng” mọi biến cố Chúa gửi đến, theo gương Mẹ Maria.
Công bố Tin Mừng: Lc 2, 41 – 51.
CĐ. Tập Viện Nữ Vương Hòa Bình 2020
TIN LIÊN QUAN