Suy niệm: Lễ kính Đức Maria, Trinh Nữ Vương
19/08/2024
349

Suy niệm: Lễ kính Đức Maria, Trinh Nữ Vương
Trong lịch sử Giáo hội, lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ Thiên Chúa đã được phổ biến rộng rãi với nhiều hình thức, giúp cho niềm tin của các tín hữu vào Thiên Chúa ngày càng được gia tăng. Đặc biệt, chúng ta chứng kiến sự tái sinh mạnh mẽ của lòng sùng kính này vào những năm của thế kỷ XX. Ngày 08 tháng 12 năm 1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên bố Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bốn năm sau, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nữ Bernadette Soubirous, một cô bé nông dân 14 tuổi, tại Lộ Đức, Pháp. Trong cuộc hiện ra này, khi Bernadette hỏi Đức Mẹ là ai, Mẹ đã đáp lại rằng: "Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội." Lời xác nhận huyền nhiệm này của Đức Mẹ đã củng cố mạnh mẽ tín điều đã được công bố của Giáo Hội. Từ đó, Lộ Đức đã trở thành một thánh địa - nơi vô số phép lạ đã diễn ra. Vào năm 1917, ba trẻ chăn chiên ở Fatima, các em được diễm phúc đón nhận sáu lần hiện ra của Mẹ Mân Côi. Trong lần hiện ra cuối cùng, khoảng 70.000 người đã quy tụ và chứng kiến phép lạ mặt trời xoay tròn trên bầu trời, mưa gió đột ngột ngừng lại; mọi thứ, mọi người đều khô ráo tức thì. Cuộc hiện ra này, cùng với phép lạ kèm theo, đã tiếp tục khơi dậy lòng sùng kính sâu sắc đối với Mẹ Maria, Trinh Nữ Vương của chúng ta. Năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã ban hành thông điệp "Munificentissimus Deus", tuyên bố tín điều rằng "Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, đã được Thiên Chúa đưa lên trời cả hồn lẫn xác." Bởi Chúa Giêsu là Vua các vua, Ngài ngự bên hữu Chúa Cha trên trời, thì lẽ đương nhiên, Mẹ Ngài cũng xứng đáng được Thiên Chúa đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Vì thế, cải tổ lịch phụng vụ sau công Đồng Vaticano II đã đặt lễ nhớ Đức Maria, Trinh Nữ Vương, sau một tuần mừng kính trọng thể lễ Đức Maria được rước lên trời, cả hồn lẫn xác.
Chúng ta biết rằng, các Giáo Phụ thời sơ khai đã sử dụng phương pháp “điển hình học” để làm sáng tỏ mối liên kết giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chẳng hạn, dù vua Salomon đã phạm tội; nhưng ông cũng là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô vì ông là người kiến tạo hòa bình, đầy khôn ngoan và đã xây dựng Đền Thờ. Trong chú giải về Thánh Vịnh 127, Thánh Augustinô đã viết rằng: Chúa Giêsu là "Salomon đích thực" và "Salomon là hình bóng của Đấng Kiến Tạo Hòa Bình." Chúa Kitô, Đấng Kiến Tạo Hòa Bình, đã xây dựng ngôi Đền Thờ đích thực, chính là Thân Thể Ngài, tức là Giáo Hội. Theo tinh thần “điển hình học” này, Sách Các Vua quyển thứ I chép rằng: “Bấy giờ bà Bát-Se-va đi đến vua Salomon để thưa với vua về Adonijah, và vua đứng dậy chào đón bà, vua cúi đầu kính cẩn. Sau đó vua ngồi xuống ngai của mình; một ngai khác đã được chuẩn bị cho mẹ vua, bà ngồi bên phải vua. Bà nói: ‘Mẹ có một thỉnh cầu nhỏ, xin đừng từ chối mẹ.’ Vua nói với bà: ‘Mẹ cứ xin đi, mẹ ơi, vì con sẽ không từ chối mẹ’” (1V 2,19-20). Nếu vua Salomon, một hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, đã tôn kính và lắng nghe Hoàng Hậu Thân Mẫu của mình, thì Chúa Kitô, Vua trên các vua, càng lắng nghe Mẹ hơn thế nữa. Do đó, lễ kính hôm nay kỷ niệm một chân lí rằng, trên thiên đàng, Mẹ Chúa Giêsu được tôn vinh ngự bên ngai của Ngài. Và như vua Salomon đã nói với mẹ mình thế nào, thì chúng ta cũng tin tưởng Chúa Giêsu cũng sẽ phán: “Mẹ cứ xin đi, vì Con sẽ không từ chối mẹ.”
Vì thế, vào ngày 11 tháng 10 năm 1954, bốn năm sau khi công bố tín điều về Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập Lễ kính Đức Mẹ Maria Nữ Vương qua Thông điệp Ad Caeli Reginam (Nữ Vương Thiên Đàng). Lễ này ban đầu được ấn định vào ngày 31 tháng 5, sau Lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Tuy nhiên, vào năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chuyển lễ này sang ngày 22 tháng 8, tám ngày sau Lễ trọng Đức Mẹ Lên Trời, nhằm tạo nên một tuần bát nhật chuẩn bị và chỉ rõ rằng việc Mẹ Lên Trời tất yếu dẫn đến việc Mẹ là Nữ Vương trên trời dưới đất.
Theo truyền thống Giáo hội, tước hiệu Đức Maria Trinh Nữ Vương gắn liền tước hiệu của Đức Maria Lên Trời do biến cố Mông Triệu của Me. Vì thế, trong ngày lễ hôm nay, chúng ta chiêm ngắm Đức Maria ngồi bên cạnh Vua thiên triều, để cầu bầu cho chúng ta như Thái hậu. Thực vậy, tước hiệu Trinh Nữ Maria - Nữ Vương được gắn với vai trò làm mẹ và là trung gian chuyển cầu. Hơn nữa, như chính Chúa Giêsu đã xem vương triều của Thiên Chúa là vương triều phục vụ chứ không phải thống trị thế nào, thì chúng ta cũng hiểu được rằng vinh quang của Đức Maria không phải để củng cố thế lực, nhưng là nhằm để thực thi lòng từ mẫu, sự ân cần săn sóc của người mẹ đối với con cái trên đường lữ hành dương thế.
Là Nữ Vương, Đức Mẹ không chỉ chuyển cầu cho chúng ta mà còn là trung gian ân sủng của Con Mẹ. Từ ngai tòa trên trời, Nữ Vương vũ trụ được giao phó việc phân phát ân sủng của Thiên Chúa. Mẹ không phải là nguồn cội của các ân sủng, nhưng được đặc ân trở thành công cụ phân phát các ân sủng ấy như quà tặng của Thiên Chúa cho loài người. Như một người mẹ đầy yêu thương, Mẹ mong muốn ban phát mọi ơn lành cho con cái mình trên trần gian. Mẹ khao khát quy tụ tất cả con cái vào Thiên Đàng, cùng với và trong Con Mẹ.
Dù lịch sử phụng vụ và ý nghĩa thần học của lễ kính hôm nay có vẻ khá phức tạp, nhưng cốt lõi của lễ này lại đơn giản. Chúng ta không chỉ có một người Mẹ trên trời mà còn có một Nữ Vương, một Thái hậu. Vì Mẹ là Nữ Vương - Mẹ Thiên Chúa, nên chúng ta hãy tin tưởng đến với Mẹ bằng đức tin và sự đơn sơ của trẻ thơ. Như một đứa trẻ chạy đến với người mẹ yêu thương trong lúc cần mà không hề nghi ngờ tình yêu, sự bảo vệ và chăm sóc của mẹ, thì chúng ta cũng hãy chạy đến với Mẹ, là Đấng bảo trợ, nơi trú ẩn, niềm hy vọng và niềm vui ngọt ngào của chúng ta. Tình thương của Mẹ là hoàn hảo và tình yêu mẫu tử của Mẹ không gì sánh bằng.
Tôn kính Mẹ Nữ Vương trên Thiên Đàng hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi suy gẫm những suy tư ngày càng sâu sắc của Giáo Hội về vai trò cao cả của Mẹ Maria. Như Giáo Hội ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò nhiệm mầu của Mẹ Maria qua các thế kỷ, thì chúng ta cũng được mời gọi tự khám phá điều này trong suốt cuộc đời mình. Là con cái của Mẹ, là những người nhận mẹ làm gương mẫu của cuộc đời mình, chúng ta hãy đến với Mẹ, xin Mẹ cầu nguyện, tín thác vào sự chuyển cầu của Mẹ, và tôn kính Mẹ như người Mẹ và Nữ Vương của chúng ta.
Lời nguyện:
Lạy Nữ Vương - Mẹ Thiên Đàng, mừng lễ Mẹ hôm nay, con đến trước nhan Mẹ với tâm tình của một trẻ thơ, với lòng tin tưởng và hoàn toàn phó thác. Mẹ là Nữ Vương vinh quang, trị vì tất cả con cái của Mẹ với tình yêu phục vụ và lòng thương xót. Xin Mẹ chuyển cầu cho con, và ban cho con mọi ơn lành mà con đang cần. Con xin mở lòng đón nhận ân sủng của Con Mẹ, ân sủng mà Mẹ được giao phó để phân phát cho con cái Mẹ. Xin làm cho con ngày càng trở nên thánh thiện và trong sạch, để Mẹ có thể dẫn dắt con đến trước Con yêu dấu của Mẹ, Vua của vũ trụ. Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, xin cầu bầu cho con.
-Cecilia-
Chúng ta biết rằng, các Giáo Phụ thời sơ khai đã sử dụng phương pháp “điển hình học” để làm sáng tỏ mối liên kết giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chẳng hạn, dù vua Salomon đã phạm tội; nhưng ông cũng là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô vì ông là người kiến tạo hòa bình, đầy khôn ngoan và đã xây dựng Đền Thờ. Trong chú giải về Thánh Vịnh 127, Thánh Augustinô đã viết rằng: Chúa Giêsu là "Salomon đích thực" và "Salomon là hình bóng của Đấng Kiến Tạo Hòa Bình." Chúa Kitô, Đấng Kiến Tạo Hòa Bình, đã xây dựng ngôi Đền Thờ đích thực, chính là Thân Thể Ngài, tức là Giáo Hội. Theo tinh thần “điển hình học” này, Sách Các Vua quyển thứ I chép rằng: “Bấy giờ bà Bát-Se-va đi đến vua Salomon để thưa với vua về Adonijah, và vua đứng dậy chào đón bà, vua cúi đầu kính cẩn. Sau đó vua ngồi xuống ngai của mình; một ngai khác đã được chuẩn bị cho mẹ vua, bà ngồi bên phải vua. Bà nói: ‘Mẹ có một thỉnh cầu nhỏ, xin đừng từ chối mẹ.’ Vua nói với bà: ‘Mẹ cứ xin đi, mẹ ơi, vì con sẽ không từ chối mẹ’” (1V 2,19-20). Nếu vua Salomon, một hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, đã tôn kính và lắng nghe Hoàng Hậu Thân Mẫu của mình, thì Chúa Kitô, Vua trên các vua, càng lắng nghe Mẹ hơn thế nữa. Do đó, lễ kính hôm nay kỷ niệm một chân lí rằng, trên thiên đàng, Mẹ Chúa Giêsu được tôn vinh ngự bên ngai của Ngài. Và như vua Salomon đã nói với mẹ mình thế nào, thì chúng ta cũng tin tưởng Chúa Giêsu cũng sẽ phán: “Mẹ cứ xin đi, vì Con sẽ không từ chối mẹ.”
Vì thế, vào ngày 11 tháng 10 năm 1954, bốn năm sau khi công bố tín điều về Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập Lễ kính Đức Mẹ Maria Nữ Vương qua Thông điệp Ad Caeli Reginam (Nữ Vương Thiên Đàng). Lễ này ban đầu được ấn định vào ngày 31 tháng 5, sau Lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Tuy nhiên, vào năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chuyển lễ này sang ngày 22 tháng 8, tám ngày sau Lễ trọng Đức Mẹ Lên Trời, nhằm tạo nên một tuần bát nhật chuẩn bị và chỉ rõ rằng việc Mẹ Lên Trời tất yếu dẫn đến việc Mẹ là Nữ Vương trên trời dưới đất.
Theo truyền thống Giáo hội, tước hiệu Đức Maria Trinh Nữ Vương gắn liền tước hiệu của Đức Maria Lên Trời do biến cố Mông Triệu của Me. Vì thế, trong ngày lễ hôm nay, chúng ta chiêm ngắm Đức Maria ngồi bên cạnh Vua thiên triều, để cầu bầu cho chúng ta như Thái hậu. Thực vậy, tước hiệu Trinh Nữ Maria - Nữ Vương được gắn với vai trò làm mẹ và là trung gian chuyển cầu. Hơn nữa, như chính Chúa Giêsu đã xem vương triều của Thiên Chúa là vương triều phục vụ chứ không phải thống trị thế nào, thì chúng ta cũng hiểu được rằng vinh quang của Đức Maria không phải để củng cố thế lực, nhưng là nhằm để thực thi lòng từ mẫu, sự ân cần săn sóc của người mẹ đối với con cái trên đường lữ hành dương thế.
Là Nữ Vương, Đức Mẹ không chỉ chuyển cầu cho chúng ta mà còn là trung gian ân sủng của Con Mẹ. Từ ngai tòa trên trời, Nữ Vương vũ trụ được giao phó việc phân phát ân sủng của Thiên Chúa. Mẹ không phải là nguồn cội của các ân sủng, nhưng được đặc ân trở thành công cụ phân phát các ân sủng ấy như quà tặng của Thiên Chúa cho loài người. Như một người mẹ đầy yêu thương, Mẹ mong muốn ban phát mọi ơn lành cho con cái mình trên trần gian. Mẹ khao khát quy tụ tất cả con cái vào Thiên Đàng, cùng với và trong Con Mẹ.
Dù lịch sử phụng vụ và ý nghĩa thần học của lễ kính hôm nay có vẻ khá phức tạp, nhưng cốt lõi của lễ này lại đơn giản. Chúng ta không chỉ có một người Mẹ trên trời mà còn có một Nữ Vương, một Thái hậu. Vì Mẹ là Nữ Vương - Mẹ Thiên Chúa, nên chúng ta hãy tin tưởng đến với Mẹ bằng đức tin và sự đơn sơ của trẻ thơ. Như một đứa trẻ chạy đến với người mẹ yêu thương trong lúc cần mà không hề nghi ngờ tình yêu, sự bảo vệ và chăm sóc của mẹ, thì chúng ta cũng hãy chạy đến với Mẹ, là Đấng bảo trợ, nơi trú ẩn, niềm hy vọng và niềm vui ngọt ngào của chúng ta. Tình thương của Mẹ là hoàn hảo và tình yêu mẫu tử của Mẹ không gì sánh bằng.
Tôn kính Mẹ Nữ Vương trên Thiên Đàng hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi suy gẫm những suy tư ngày càng sâu sắc của Giáo Hội về vai trò cao cả của Mẹ Maria. Như Giáo Hội ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò nhiệm mầu của Mẹ Maria qua các thế kỷ, thì chúng ta cũng được mời gọi tự khám phá điều này trong suốt cuộc đời mình. Là con cái của Mẹ, là những người nhận mẹ làm gương mẫu của cuộc đời mình, chúng ta hãy đến với Mẹ, xin Mẹ cầu nguyện, tín thác vào sự chuyển cầu của Mẹ, và tôn kính Mẹ như người Mẹ và Nữ Vương của chúng ta.
Lời nguyện:
Lạy Nữ Vương - Mẹ Thiên Đàng, mừng lễ Mẹ hôm nay, con đến trước nhan Mẹ với tâm tình của một trẻ thơ, với lòng tin tưởng và hoàn toàn phó thác. Mẹ là Nữ Vương vinh quang, trị vì tất cả con cái của Mẹ với tình yêu phục vụ và lòng thương xót. Xin Mẹ chuyển cầu cho con, và ban cho con mọi ơn lành mà con đang cần. Con xin mở lòng đón nhận ân sủng của Con Mẹ, ân sủng mà Mẹ được giao phó để phân phát cho con cái Mẹ. Xin làm cho con ngày càng trở nên thánh thiện và trong sạch, để Mẹ có thể dẫn dắt con đến trước Con yêu dấu của Mẹ, Vua của vũ trụ. Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, xin cầu bầu cho con.
-Cecilia-
TIN LIÊN QUAN