Đợi Chờ Ai? Ai đợi chờ - Tác giả: M. Anna Thu Thuỷ, MRP
Đợi chờ là một hành động mà hẳn ai trong chúng ta cũng từng có kinh nghiệm. Kinh nghiệm đợi chờ một cuộc hẹn - kinh nghiệm đợi chờ một cuộc điện thoại quan trọng - kinh nghiệm đợi chờ một người con chào đời - kinh nghiệm đợi chờ kết quả một cuộc thi - Kinh nghiệm đợi chờ người thân trong phòng cấp cứu… Mỗi một kinh nghiệm đợi chờ mang đến cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau và hành động khác nhau. Chúng ta đang bước vào một năm phụng vụ mới với khởi đầu mùa vọng. Mùa vọng là mùa tỉnh thức, chờ đợi. Mỗi một mùa vọng đến và trôi qua, chúng ta đã có kinh nghiệm đợi chờ như thế nào? Chúng ta đợi chờ ai? Ai đợi chờ? và đợi chờ điều gì?
CHỜ ĐỢI CỦA CON NGƯỜI
Ngày nay, Giáng Sinh đã trở thành một lễ hội lớn trên toàn thế giới. Người ta bận rộn trang hoàng những khung cảnh Giáng Sinh hoành tráng, những hang đá thật lộng lẫy. Từ các thánh đường ở thôn quê hay thành thị, ngoài đường phố, trong các ngõ hẻm, ngay cả trong các công ty, xí nghiệp, các nhà hàng, các quán ăn... đâu đâu cũng thấy không khí của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi chờ. Dù là người nghèo hay giàu, trẻ em hay người cao tuổi, người theo đạo Công giáo hay không, thì Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội; ngày hội tâm linh, ngày hội xã hội… Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội hiện nay là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu, để tổ chức những bữa tiệc… Đây là một thực trạng của một số người dân hiện nay khi Mùa Giáng Sinh về. Lời nhận định của Đức Hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, làm chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời”. Lời nhận định này được đưa ra vào đúng thời điểm mà chúng ta đang nô nức, đợi chờ Đại lễ Giáng Sinh, điều này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta. Mỗi ngày sống, chúng ta đợi chờ rất nhiều điều nhưng dường như Thiên Chúa không có vị trí nào trong sự đợi chờ của chúng ta. Thiên Chúa không có chỗ đứng nào trong nội tâm của chúng ta. Thiên Chúa vắng bóng trong sự hiện hữu của chúng ta. Hẳn điều này cũng cho chúng ta thấy rõ, chúng ta đang đợi chờ ai và đợi chờ điều gì. Liệu rằng những đợi chờ của chúng ta có tương hợp với sự đợi chờ của Thiên Chúa?
CHỜ ĐỢI CỦA THIÊN CHÚA
Trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô vào trưa Chúa Nhật 3.11.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương thế này: “Thiên Chúa là Cha luôn đợi chờ con người hoán cải trở về với Ngài. Hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta. Hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: “Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một quà tặng của tình yêu.” Qua đó, chúng ta thấy, Thiên Chúa luôn đi bước trước, Ngài luôn chờ đợi chúng ta. Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua dọc dài dòng lịch sử cứu độ. Biết bao lần dân Israel bất trung phản bội Thiên Chúa, chạy theo tà thần, dục vọng, nhưng Thiên Chúa vẫn đợi chờ dân sám hối quay trở về với nẻo chính đường ngay. Mặc dù, Thiên Chúa đã dùng miệng các ngôn sứ để cảnh tỉnh, nhắc nhở dân, nhiều lần đánh phạt để răn đe dân, nhưng “Ngài đánh phạt rồi lại xót thương dân”. Bởi vậy, niềm tin của dân Israel xác tín mạnh mẽ rằng: Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ và bao dung rộng lượng tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đợi chờ con người sám hối và hoán cải.
Quả thật, Thiên Chúa đợi chờ chúng ta vì ý muốn cứu độ của Ngài đã tiền định cho cuộc đời của mỗi Kitô hữu chúng ta ngay từ khởi đầu. Ngài không loại trừ bất kỳ ai, đồng thời, Ngài luôn tin tưởng và kiên nhẫn để chờ đợi con người. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Không có nghề nghiệp nào, không có điều kiện xã hội nào, không có lỗi lầm hay tội phạm thuộc bất cứ loại nào có thể xóa bỏ khỏi ký ức và con tim của Thiên Chúa một người trong các con cái của Ngài. Thiên Chúa luôn nhớ, Ngài không quên bất cứ ai Ngài đã tạo dựng. Ngài là Cha, luôn luôn tỉnh thức và yêu thương đợi chờ trông thấy tái sinh nơi con tim của người con ước muốn trở về nhà. Và khi Ngài nhận ra ước muốn đó, cả khi nó chỉ đơn sơ được nhắc, và biết bao lần nó hầu như vô thức, thì ngay lập tức Ngài ở bên cạnh, và với ơn tha thứ của Ngài, Ngài khiến con đường hoán cải và trở về của con người được nhẹ nhàng hơn.” Những tâm tình này liệu rằng có làm chúng ta thức tỉnh về tình yêu và sự đợi chờ của Thiên Chúa? Liệu rằng, chúng ta có biết Thiên Chúa luôn đợi chờ gì ở chúng ta? Mỗi sáng thức dậy, Ngài đợi chờ chúng ta mở miệng thân thưa với Ngài. Bắt đầu công việc, Ngài đợi chờ chúng ta tìm kiếm ý Ngài. Mỗi cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người, Ngài chờ chúng ta nhận ra Ngài. Trong giờ kinh nguyện, Ngài chờ chúng ta làm vinh danh Ngài. Trong những hội họp, Ngài chờ chúng ta bắt chước gương Ngài. Trong những giờ phút thinh lặng, Ngài chờ chúng ta kết hiệp với Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, Ngài chờ ta kín múc nguồn sức sống. Từng giây, từng phút của cuộc đời chúng ta là sự chờ đợi của Thiên Chúa. Cho dẫu chúng ta có như thế nào thì Thiên Chúa vẫn không thay đổi. Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
ĐIỂM GIAO THOA GIỮA SỰ CHỜ ĐỢI CỦA THIÊN CHÚA VÀ ĐỢI CHỜ CỦA CON NGƯỜI
Từ sự đợi chờ của con người và sự chờ đợi của Thiên Chúa, chúng ta thấy rõ một sự bất tương hợp rất lớn giữa Thiên Chúa và con người. Phải chăng, giữa Thiên Chúa và con người là một khoảng cách không thể vượt qua, một khoảng cách không thể chạm đến nhau được? Bởi lẽ, chúng ta đang đợi chờ quá nhiều thứ, nhưng trong những đợi chờ đó không có Thiên Chúa và không thuộc về Thiên Chúa, để rồi cuối cùng từ chỗ hy vọng, chúng ta biến thành thất vọng. Tâm hồn chúng ta trở nên trống rỗng vì thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa. Thực ra, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho sự bất tương hợp giữa sự đợi chờ của Thiên Chúa và sự đợi chờ của con người trở nên tương hợp, giao thoa nhau khi chúng ta quay trở lại với chính nội tâm của chúng ta và sống đích thực tâm tình của mùa vọng. Chúng ta không sống tâm tình mùa vọng trong thái độ thụ động nhưng bằng những dấn thân cụ thể là mang một cuộc gặp gỡ với Đấng mà chúng ta đợi chờ vào trong giây phút hiện tại. Cách thức cụ thể nhất để mang cuộc gặp với Đấng mà tôi chờ đợi trong giây phút hiện tại là ở trong tình yêu của Ngài, là sống giới răn của Ngài “Yêu mến là chu toàn lề luật.”
Mùa Vọng cũng là thời gian giúp chúng ta quay về nhận ra tình trạng nội tâm của mình. Chúng ta có dám mở ra với Chúa và làm mới lại tương quan của chúng ta với Ngài. Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn biến cố này như là một sự kiện lịch sử khách quan bên ngoài chúng ta thì có lẽ biến cố ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì cho cuộc đời. Việc chờ đợi và biến cố nhập thể phải là biến cố diễn ra bên trong chúng ta đụng chạm đến toàn thể con người chúng ta và toàn thể lịch sử này. Sự chờ đợi của chúng ta với Đấng là Ngôi Lời Nhập Thể mang chúng ta bước vào trong sự hiện diện với Đấng ấy. Mặt khác, biến cố nhập thể và sự chờ đợi hướng đến biến cố quang lâm phải là một biến cố nội tâm. Nội tâm chúng ta là thế giới mà Ngôi Lời đang nhập thể vào. Thiên Chúa đang nhập thể trong tâm hồn, trong những chọn lựa và trong từng biến cố của cuộc đời chúng ta. Chúng ta cần để cho mỗi suy tư chọn lựa, mỗi bước chúng ta đi, mỗi việc chúng ta làm đều làm cho khuôn mặt của Đức Ki-tô nhập thể sáng lên trong cuộc đời của chúng ta. Khi chúng ta sống được tâm tình này thì sự đợi chờ của chúng ta sẽ hướng về Thiên Chúa. Như thế, sự đợi chờ của con người sẽ tương hợp và giao thoa với sự chờ đợi của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, mùa vọng nhắc nhớ chúng con về sự tỉnh thức, đợi chờ. Đợi chờ nào cũng có một giá trị và ý nghĩa, nhưng ý nghĩa đích thực của việc đợi chờ mà mỗi người Kitô hữu chúng con phải hướng đến là đón mừng Chúa đã đến, đang đến và sẽ đến với mỗi người chúng con. Đợi chờ của chúng con sẽ làm chúng con xa rời Chúa, lạc mất Chúa, hay dẫn chúng con đến gần Chúa và thuộc về Chúa đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách lựa chọn và thái độ sống của chúng con ngay giây phút hiện tại này.
M. Anna Thu Thuỷ, MRP
Mùa vọng 2024
CHỜ ĐỢI CỦA CON NGƯỜI
Ngày nay, Giáng Sinh đã trở thành một lễ hội lớn trên toàn thế giới. Người ta bận rộn trang hoàng những khung cảnh Giáng Sinh hoành tráng, những hang đá thật lộng lẫy. Từ các thánh đường ở thôn quê hay thành thị, ngoài đường phố, trong các ngõ hẻm, ngay cả trong các công ty, xí nghiệp, các nhà hàng, các quán ăn... đâu đâu cũng thấy không khí của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi chờ. Dù là người nghèo hay giàu, trẻ em hay người cao tuổi, người theo đạo Công giáo hay không, thì Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội; ngày hội tâm linh, ngày hội xã hội… Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội hiện nay là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu, để tổ chức những bữa tiệc… Đây là một thực trạng của một số người dân hiện nay khi Mùa Giáng Sinh về. Lời nhận định của Đức Hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, làm chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời”. Lời nhận định này được đưa ra vào đúng thời điểm mà chúng ta đang nô nức, đợi chờ Đại lễ Giáng Sinh, điều này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta. Mỗi ngày sống, chúng ta đợi chờ rất nhiều điều nhưng dường như Thiên Chúa không có vị trí nào trong sự đợi chờ của chúng ta. Thiên Chúa không có chỗ đứng nào trong nội tâm của chúng ta. Thiên Chúa vắng bóng trong sự hiện hữu của chúng ta. Hẳn điều này cũng cho chúng ta thấy rõ, chúng ta đang đợi chờ ai và đợi chờ điều gì. Liệu rằng những đợi chờ của chúng ta có tương hợp với sự đợi chờ của Thiên Chúa?
CHỜ ĐỢI CỦA THIÊN CHÚA
Trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô vào trưa Chúa Nhật 3.11.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương thế này: “Thiên Chúa là Cha luôn đợi chờ con người hoán cải trở về với Ngài. Hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta. Hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: “Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một quà tặng của tình yêu.” Qua đó, chúng ta thấy, Thiên Chúa luôn đi bước trước, Ngài luôn chờ đợi chúng ta. Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua dọc dài dòng lịch sử cứu độ. Biết bao lần dân Israel bất trung phản bội Thiên Chúa, chạy theo tà thần, dục vọng, nhưng Thiên Chúa vẫn đợi chờ dân sám hối quay trở về với nẻo chính đường ngay. Mặc dù, Thiên Chúa đã dùng miệng các ngôn sứ để cảnh tỉnh, nhắc nhở dân, nhiều lần đánh phạt để răn đe dân, nhưng “Ngài đánh phạt rồi lại xót thương dân”. Bởi vậy, niềm tin của dân Israel xác tín mạnh mẽ rằng: Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ và bao dung rộng lượng tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đợi chờ con người sám hối và hoán cải.
Quả thật, Thiên Chúa đợi chờ chúng ta vì ý muốn cứu độ của Ngài đã tiền định cho cuộc đời của mỗi Kitô hữu chúng ta ngay từ khởi đầu. Ngài không loại trừ bất kỳ ai, đồng thời, Ngài luôn tin tưởng và kiên nhẫn để chờ đợi con người. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Không có nghề nghiệp nào, không có điều kiện xã hội nào, không có lỗi lầm hay tội phạm thuộc bất cứ loại nào có thể xóa bỏ khỏi ký ức và con tim của Thiên Chúa một người trong các con cái của Ngài. Thiên Chúa luôn nhớ, Ngài không quên bất cứ ai Ngài đã tạo dựng. Ngài là Cha, luôn luôn tỉnh thức và yêu thương đợi chờ trông thấy tái sinh nơi con tim của người con ước muốn trở về nhà. Và khi Ngài nhận ra ước muốn đó, cả khi nó chỉ đơn sơ được nhắc, và biết bao lần nó hầu như vô thức, thì ngay lập tức Ngài ở bên cạnh, và với ơn tha thứ của Ngài, Ngài khiến con đường hoán cải và trở về của con người được nhẹ nhàng hơn.” Những tâm tình này liệu rằng có làm chúng ta thức tỉnh về tình yêu và sự đợi chờ của Thiên Chúa? Liệu rằng, chúng ta có biết Thiên Chúa luôn đợi chờ gì ở chúng ta? Mỗi sáng thức dậy, Ngài đợi chờ chúng ta mở miệng thân thưa với Ngài. Bắt đầu công việc, Ngài đợi chờ chúng ta tìm kiếm ý Ngài. Mỗi cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người, Ngài chờ chúng ta nhận ra Ngài. Trong giờ kinh nguyện, Ngài chờ chúng ta làm vinh danh Ngài. Trong những hội họp, Ngài chờ chúng ta bắt chước gương Ngài. Trong những giờ phút thinh lặng, Ngài chờ chúng ta kết hiệp với Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, Ngài chờ ta kín múc nguồn sức sống. Từng giây, từng phút của cuộc đời chúng ta là sự chờ đợi của Thiên Chúa. Cho dẫu chúng ta có như thế nào thì Thiên Chúa vẫn không thay đổi. Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
ĐIỂM GIAO THOA GIỮA SỰ CHỜ ĐỢI CỦA THIÊN CHÚA VÀ ĐỢI CHỜ CỦA CON NGƯỜI
Từ sự đợi chờ của con người và sự chờ đợi của Thiên Chúa, chúng ta thấy rõ một sự bất tương hợp rất lớn giữa Thiên Chúa và con người. Phải chăng, giữa Thiên Chúa và con người là một khoảng cách không thể vượt qua, một khoảng cách không thể chạm đến nhau được? Bởi lẽ, chúng ta đang đợi chờ quá nhiều thứ, nhưng trong những đợi chờ đó không có Thiên Chúa và không thuộc về Thiên Chúa, để rồi cuối cùng từ chỗ hy vọng, chúng ta biến thành thất vọng. Tâm hồn chúng ta trở nên trống rỗng vì thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa. Thực ra, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho sự bất tương hợp giữa sự đợi chờ của Thiên Chúa và sự đợi chờ của con người trở nên tương hợp, giao thoa nhau khi chúng ta quay trở lại với chính nội tâm của chúng ta và sống đích thực tâm tình của mùa vọng. Chúng ta không sống tâm tình mùa vọng trong thái độ thụ động nhưng bằng những dấn thân cụ thể là mang một cuộc gặp gỡ với Đấng mà chúng ta đợi chờ vào trong giây phút hiện tại. Cách thức cụ thể nhất để mang cuộc gặp với Đấng mà tôi chờ đợi trong giây phút hiện tại là ở trong tình yêu của Ngài, là sống giới răn của Ngài “Yêu mến là chu toàn lề luật.”
Mùa Vọng cũng là thời gian giúp chúng ta quay về nhận ra tình trạng nội tâm của mình. Chúng ta có dám mở ra với Chúa và làm mới lại tương quan của chúng ta với Ngài. Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn biến cố này như là một sự kiện lịch sử khách quan bên ngoài chúng ta thì có lẽ biến cố ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì cho cuộc đời. Việc chờ đợi và biến cố nhập thể phải là biến cố diễn ra bên trong chúng ta đụng chạm đến toàn thể con người chúng ta và toàn thể lịch sử này. Sự chờ đợi của chúng ta với Đấng là Ngôi Lời Nhập Thể mang chúng ta bước vào trong sự hiện diện với Đấng ấy. Mặt khác, biến cố nhập thể và sự chờ đợi hướng đến biến cố quang lâm phải là một biến cố nội tâm. Nội tâm chúng ta là thế giới mà Ngôi Lời đang nhập thể vào. Thiên Chúa đang nhập thể trong tâm hồn, trong những chọn lựa và trong từng biến cố của cuộc đời chúng ta. Chúng ta cần để cho mỗi suy tư chọn lựa, mỗi bước chúng ta đi, mỗi việc chúng ta làm đều làm cho khuôn mặt của Đức Ki-tô nhập thể sáng lên trong cuộc đời của chúng ta. Khi chúng ta sống được tâm tình này thì sự đợi chờ của chúng ta sẽ hướng về Thiên Chúa. Như thế, sự đợi chờ của con người sẽ tương hợp và giao thoa với sự chờ đợi của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, mùa vọng nhắc nhớ chúng con về sự tỉnh thức, đợi chờ. Đợi chờ nào cũng có một giá trị và ý nghĩa, nhưng ý nghĩa đích thực của việc đợi chờ mà mỗi người Kitô hữu chúng con phải hướng đến là đón mừng Chúa đã đến, đang đến và sẽ đến với mỗi người chúng con. Đợi chờ của chúng con sẽ làm chúng con xa rời Chúa, lạc mất Chúa, hay dẫn chúng con đến gần Chúa và thuộc về Chúa đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách lựa chọn và thái độ sống của chúng con ngay giây phút hiện tại này.
M. Anna Thu Thuỷ, MRP
Mùa vọng 2024